• Nghệ thuật > Sân khấu biểu diễn

Vai trò của Nhà hát Chèo Việt Nam với nghệ thuật chèo dân tộc

Nhà hát Chèo Việt Nam là đơn vị nghệ thuật chèo đầu tiên do Nhà nước ta thành lập và quản lý. Đoàn Chèo Trung ương trước kia, Nhà hát Chèo Việt Nam ngày nay đã và đang giữ vai trò hết sức quan trọng trong bộ môn chèo của sân khấu dân tộc. Bảy mươi năm qua, Nhà hát Chèo Việt Nam đã giữ vững và thực hiện tốt vai trò trung tâm quan trọng của mình với nghệ thuật chèo của dân tộc.

Tinh thần Phật học trong nghệ thuật cải lương Nam Bộ

Đạo Phật xuất hiện ở nước ta từ rất sớm, có sức ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống văn hóa xã hội Việt Nam. Dù đã trải qua bao giai đoạn thăng trầm của lịch sử phát triển đất nước, Phật giáo vẫn nắm vai trò quan trọng chủ đạo và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của người Việt. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Phật giáo đã có nhiều đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của dân tộc Việt, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Trong đó, sân khấu cải lương ảnh hưởng từ Phật giáo rõ nét nhất. Điều đó cũng dễ hiểu vì nghệ thuật sân khấu là loại hình nghệ thuật tổng hợp có khả năng phản ánh hiện thực, đời sống sinh hoạt của nhân dân một cách rõ nét nhất. Phật giáo trở thành một trong những nhân tố quan trọng góp phần định hình nên các quan niệm, chuẩn mực và hệ giá trị đạo đức trong xã hội, thông qua các tác phẩm nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu cải lương nói riêng.

Thực trạng và xu hướng phát triển của sân khấu Việt Nam hiện nay

Trên con đường hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước đã lựa chọn mô hình phát triển kinh thế thị trường định hướng XHCN. Đây là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của kinh tế thị trường, bảo đảm định hướng XHCN, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Trong quá trình triển khai thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước đã từng bước chuyển đổi cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có đơn vị nghệ thuật sân khấu. Tuy nhiên, sân khấu là lĩnh vực nghệ thuật có tính đặc thù. Bởi vậy, cùng với việc chuyển đổi cơ chế hoạt động, cần xác định rõ xu hướng phát triển phù hợp cho sân khấu Việt Nam giai đoạn hiện nay.

Nhà hát Chèo Việt Nam - 70 năm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc

Năm 2021 là năm đánh dấu tròn 70 năm xây dựng và phát triển của anh cả đỏ ngành Chèo - Nhà hát Chèo Việt Nam. Với nhiệm vụ giữ gìn, kế thừa, phát huy và phát triển nghệ thuật sân khấu Chèo của dân tộc, trong suốt quá trình 70 năm xây dựng và phát triển, Nhà hát Chèo Việt Nam luôn bám sát đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng và Nhà nước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó.

Ngành Nghệ thuật biểu diễn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa: Thực trạng và giải pháp

Trong các ngành kinh tế Việt Nam, công nghiệp văn hóa (CNVH) là một ngành kinh tế trẻ và chỉ thực sự được biết đến nhiều trong vài năm trở lại đây, kể từ sau khi khái niệm này được nhắc đến trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Hiện nay, CNVH của Việt Nam được Chính phủ Việt Nam xác định bao gồm 12 lĩnh vực, trong đó, nghệ thuật biểu diễn là một trong những ngành được lựa chọn để phát triển trong 10 năm tới ở Việt Nam. Với các nghệ sĩ biểu diễn, đây cũng cơ hội để phát triển, song cũng là thách thức không nhỏ.

Chính sách văn hóa trong quản lý nhà nước về nghệ thuật biểu diễn ở nước ta hiện nay

Chính sách văn hóa là một trong năm phương thức quản lý nhà nước về văn hóa với các công cụ của nó. Các công cụ này đã được các cơ quan quản lý văn hóa vận dụng trong bối cảnh hiện nay ở một số địa phương để nghệ thuật biểu diễn có điều kiện phát triển thành một ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta. Bài nghiên cứu đề cập đến việc đổi mới chính sách văn hóa trong quản lý nhà nước về nghệ thuật biểu diễn ở nước ta hiện nay.

Kịch nói Việt Nam 100 năm và câu chuyện sinh tử

Từ sự xuất hiện vở kịch nói đầu tiên Chén thuốc độc của Vũ Đình Long trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội (22-12-1921) cho đến nay, kịch nói Việt Nam đã có tuổi đời tròn một thế kỉ (1921-2021) và có một lịch sử đầy tự hào. Tuy nhiên, quá khứ vàng son không làm mờ đi thực trạng bị nghiệp dư hóa, tách rời phản ánh hiện thực cuộc sống đương đại hiện nay, làm kịch nói đứng trước “bờ vực sinh tử”.