• Xây dựng đời sống văn hóa > Nhà văn hóa - Câu lạc bộ

Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang - một năm nhìn lại

Năm 2024 đã ghi nhận nhiều dấu ấn của Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Kiên Giang. Đây là sự nỗ lực của toàn thể viên chức đơn vị trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, khi hợp nhất 3 đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Cải lương truyền thống

Cùng với nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác, việc bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật Cải lương truyền thống đang được Nhà nước và ngành Văn hóa Hà Nội đặc biệt quan tâm. Cải lương là do người Việt sáng tạo, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam. Theo nghĩa Hán - Việt, Cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn. Theo đó, muốn Cải lương tốt hơn thì phải thể hiện qua sân khấu biểu diễn, đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn và dàn nhạc. Từ khi ra đời, Cải lương đã trở thành môn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc, thể hiện được nhiều sắc thái tình cảm và gần gũi với nhân dân vì ca từ và nhịp điệu dễ hiểu, dễ học. Thực hiện Chương trình 06-CTr/ TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về "Phát triển Văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 -2025", những năm qua, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã rất chú trọng đến bộ môn nghệ thuật truyền thống này.

Thị xã Kinh Môn (Hải Dương): Xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao nâng cao đời sống tinh thần nhân dân

Trong những năm qua, việc xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao (VHTT) luôn được cấp ủy, chính quyền thị xã Kinh Môn (Hải Dương) quan tâm. Từ nguồn kinh phí của Nhà nước và xã hội hóa, nhiều thiết chế VHTT đã được đầu tư xây dựng khang trang, sử dụng hiệu quả, qua đó từng bước thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ, luyện tập thể dục thể thao (TDTT) ngày càng phát triển, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.

Huyện Như Thanh (Thanh Hóa): Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao

Thiết chế văn hóa cơ sở đóng vai trò quan trọng gắn kết cộng đồng dân cư, phát triển phong trào rèn luyện thể dục thể thao (TDTT). Trong những năm qua hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã được củng cố phát triển đồng bộ, khai thác có hiệu quả, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của các tầng lớp nhân dân; đồng thời làm nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị; từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của nhân dân ở các xã, thị trấn trong huyện, tạo nền tảng vững chắc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng Nông thôn mới, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Xã hội hóa các hoạt động VHTTDL ở Đắk Nông: Những kết quả đáng ghi nhận

Trong những năm qua, công tác xã hội hóa (XHH) các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch ở Đắk Nông đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đã và đang từng bước mang lại một luồng sinh khí mới, phù hợp với xu thế phát triển, hội nhập, góp phần tích cực vào việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn hóa mới, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

Khi thiết chế văn hóa “nâng cánh” niềm tin

Ở mảnh đất Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), có một bài học đáng quý của mô hình làng văn hóa kiểu mẫu: sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa thiết chế văn hóa và sự đoàn kết của các tầng lớp nhân dân. Làm được điều đó thì đích đến nâng tầm địa phương sẽ không còn xa.

Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở khu vực Bắc miền Trung lành mạnh, giàu bản sắc

Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của khu vực trong xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, lành mạnh, giàu bản sắc, tạo động lực trong phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm Văn hóa các tỉnh khu vực Bắc miền Trung. Những kết quả bước đầu đáng ghi nhận, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân. Tại các địa phương trong khu vực đã xuất hiện nhiều điểm sáng, những mô hình hay, với nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể hướng về cơ sở, ở khắp vùng miền, người dân được chứng kiến, hòa mình trong không gian văn hóa truyền thống với những giá trị được vun đắp qua nhiều thế hệ, từng bước khẳng định đây là một hướng đi đúng đắn.

Hát mừng ngày hội non sông

Đã thành thông lệ, vào ngày Quốc khánh 2/9 hằng năm, đồng bào các dân tộc huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam (Bắc Giang) và một số huyện từ tỉnh Lạng Sơn lại hẹn nhau tụ họp về khu vực Quảng trường trung tâm thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang để cùng chung vui, giao lưu ca hát, thi đấu thể dục thể thao. Các hoạt động diễn ra sôi động, thể hiện sự hân hoan, hứng khởi, tạo thành không gian văn hóa đậm đà bản sắc ít nơi có được.

Lan tỏa phong trào Đờn ca tài tử ở thành phố Rạch Giá

Nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại từ năm 2013 đã tròn 10 năm. Từ đó đến nay, phong trào ĐCTT của TP Rạch Giá cùng tỉnh Kiên Giang và 21 tỉnh, thành phía Nam có nghệ thuật ĐCTT đã và đang tích cực bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT.