• Thế giới nghệ thuật > Dòng chảy sự kiện

Bảo tồn di sản văn hóa trong mối quan tâm chung của Việt Nam và Pháp

Bên cạnh lĩnh vực giáo dục và đào tạo, việc trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa, đặc biệt là di sản kiến trúc mang phong cách Đông Dương được đặt trong mối quan tâm đặc biệt giữa hai quốc gia Việt Nam - Pháp, giữa hai địa phương Hà Nội - Vùng Ile-de-France.

Sôi động thị trường điện ảnh Việt Nam - Bài 2: Còn nhiều thách thức ở phía trước

Dưới đây là phần 2 bài viết của nhà báo Liz Shackleton được đăng trên tờ Deadline với những nhận định của tác giả về thị trường điện ảnh Việt Nam. Bài 1 là đánh giá về những yếu tố tăng trưởng của thị trường phim nội địa, thị hiếu khán giả. Bài 2 sẽ là nhìn nhận những thách thức đặt ra trong việc phát triển thị trường của điện ảnh Việt Nam và nỗ lực vươn ra thị trường thế giới.

Tái hiện tinh thần Điện Biên Phủ hào hùng bằng ngôn ngữ tạo hình

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã được ghi lại rất rõ nét qua những tư liệu hình ảnh, video. Tuy nhiên, có một chiến thắng Điện Biên Phủ được tái hiện lại với nhiều hình khối sinh động, sắc màu đa dạng trong Triển lãm Mỹ thuật kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Phong phú ẩm thực Hà Giang

Lễ hội Văn hoá, du lịch ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I, năm 2024 diễn ra từ ngày 29/3/2024 đến ngày 31/3/2024 tại thành phố Hà Giang với nhiều hoạt động phong phú, trong đó một hoạt động được nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang nhiệt tình tham gia là giới thiệu các món ăn tiêu biểu của mỗi vùng, gắn liền với mỗi địa danh.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Điện Biên gắn kết với phát triển du lịch bền vững

Điện Biên là tỉnh miền núi ở Tây Bắc nước ta, có diện tích tự nhiên hơn 9.500km2, dân số hơn 630.000 người, gồm 19 dân tộc anh em cùng chung sống từ bao đời, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 80% số dân. Điện Biên có một nền văn hóa bản địa đậm đà, giàu bản sắc, giàu truyền thống cách mạng; có quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ; có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch một cách bền vững.

Điện Biên Phủ, một đề tài lớn của nghệ thuật

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví sự kiện chiến thắng Điện Biên phủ 70 năm trước là một “cột mốc bằng vàng”. Đó là một sự kiện có ý nghĩa bước ngoặt dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn ách đô hộ của thực dân Pháp gần một trăm năm trên đất nước ta. Và suốt 70 năm qua, thực khó có thể đếm hết những tác phẩm nghệ thuật phản ánh và tụng ca sự kiện này.

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Một nguồn cảm hứng trong văn học

Cách đây đúng 70 năm, quân và dân ta, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng - đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Chiến thắng mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới. Chiến thắng này cũng mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỷ XX. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta đã chấm dứt ách đô hộ hơn tám mươi năm của thực dân Pháp, miền Bắc Việt Nam hoàn toàn được giải phóng, bước vào thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh rồi xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất nước nhà. Với tầm vóc và ý nghĩa to lớn đó, chiến thắng Điện Biên Phủ đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả, tác phẩm văn học.

Lễ hội Áo dài TP. HCM: Sản phẩm văn hóa gắn với du lịch

Ngày 7/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Sở Du lịch và Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. HCM đã tổ chức khai mạc Lễ hội Áo dài TP. HCM lần thứ 10, năm 2024 (Lễ hội từ ngày 7 đến 17/3/2024). 800 mẫu áo dài của nhiều nghệ nhân, nhà thiết kế của Việt Nam đã được trình diễn trong đêm khai mạc.