• Nghệ thuật > Văn học

Văn trẻ - Tiềm năng, phát triển nhìn từ văn hóa

Tóm tắt: Bài viết đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình phát triển của văn trẻ Việt Nam hiện nay, đồng thời đặt ra những vấn đề cần giải quyết để khai thác tối đa tiềm năng của lực lượng sáng tạo trẻ. Bài viết là tham luận tại Hội thảo “Tài năng trẻ - Nguồn lực sáng tạo và phát triển văn hóa nghệ thuật” do Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật tổ chức tháng 11-2024.

Biểu tượng Phật giáo trong văn xuôi Hồ Anh Thái

Tóm tắt: Cùng với sự chuyển mình của đất nước, văn học Việt Nam sau năm 1986 đã có nhiều đổi mới mạnh mẽ trên cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Biểu tượng trở thành một trong những phương thức góp phần tạo nên tính đa nghĩa, có chiều sâu cho các tác phẩm. Hồ Anh Thái là một gương mặt nổi bật của văn học đương đại Việt Nam. Tác phẩm của ông cũng ẩn chứa một hệ thống biểu tượng với nhiều tầng ý nghĩa, trong đó phải kể đến đó là hệ thống biểu tượng Phật giáo. Thông qua khảo sát các tác phẩm của Hồ Anh Thái, bài viết muốn nhận diện những biểu tượng mang đậm màu sắc Phật giáo trong sáng tác của nhà văn và phân tích, giải mã những biểu tượng này thông qua hệ thống tri thức liên ngành. Từ kết quả đó, chúng ta có thể thấy được ý nghĩa mà tác giả gửi gắm trong mỗi biểu tượng, cũng như những khác biệt trong cách xây dựng biểu tượng của Hồ Anh Thái với các nhà văn đương đại khác.

Diễn ngôn cá nhân và sự đổ vỡ các hệ giá trị trong Thượng kinh ký sự

Tóm tắt: Thượng kinh ký sự là một tác phẩm ký sự lớn của nền văn học trung đại Việt Nam. Ra đời trong một thời điểm lịch sử đầy xáo động, tác phẩm này không chỉ có giá trị đặc sắc về hình thức nghệ thuật mà còn động chạm được đến những phương diện nhạy cảm nhất của tư tưởng thời đại. Bài viết thông qua những vấn đề của thể loại ký trung đại và lý thuyết diễn ngôn nhằm tìm hiểu những yếu tố tạo lập các diễn ngôn cá nhân và sự đổ vỡ các hệ giá trị trong Thượng kinh ký sự.

Hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ trong thơ ca Việt Nam hiện đại - Nhìn từ văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà văn học hiện đại Việt Nam có một khối lượng lớn các tác phẩm dành riêng cho đề tài người lính bởi lẽ đây là đề tài lớn, hình tượng trung tâm trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Bài viết mang đến một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ trong thơ ca Việt Nam hiện đại qua góc nhìn từ văn hóa. Qua đó, độc giả có thể hiểu rõ hơn về những phẩm chất cao đẹp của người lính Việt Nam, về sự hy sinh và cống hiến lớn lao của họ dành cho đất nước.

GS Đỗ Đức Hiểu và quá trình tìm tòi đổi mới phương pháp nghiên cứu thi pháp học ở Việt Nam

GS, NGƯT Đỗ Đức Hiểu sinh ngày 16-9-1924 tại xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. Trong đội ngũ những người thày đầu tiên có công xây dựng ngành Ngữ văn tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, từng có thời kỳ được gọi là Văn Khoa, Tổng hợp, GS Đỗ Đức Hiểu thuộc thế hệ thứ hai, sau thế hệ các học giả hàng đầu của ngành Ngữ văn gồm: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Cao Xuân Huy, Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Xuân Nhị... Nhắc đến thế hệ các nhà giáo, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và ngữ văn nói riêng lúc bấy giờ, tại cái nôi Văn khoa - Tổng hợp, hẳn sẽ còn lâu lắm, chúng ta mới có đủ “giấy bút” để nói được hết công lao của họ. GS Đỗ Đức Hiểu cũng thuộc số những tên tuổi “đáng giá” đó.

Tự nhiên và văn hóa: Biển như một phản đề về đô thị trong sáng tác của Albert Camus

Giữa những biến động của xã hội và chính trị TK XX, Albert Camus nổi lên như một tiếng nói văn chương ghi lại bản chất của sự tồn tại con người trong một thế giới vật lộn với sự phi lý và xa lạ. Các tác phẩm của ông bắt nguồn sâu sắc từ triết học hiện sinh, đã khám phá các chủ đề về cá nhân, tự do và sự tìm kiếm ý nghĩa trong một thế giới không có trật tự hay mục đích vốn có. Biển cả - một môtíp thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm của Camus, vượt ra ngoài sự biểu thị vật lý của nó để mang một biểu tượng sâu sắc phản ánh tình trạng con người. Nó đại diện cho cả sự quyến rũ của tự do và vực sâu của tuyệt vọng, sự rộng lớn của khả năng và gánh nặng đè nén của sự giam cầm.

Ngôn ngữ thơ văn xuôi nhìn từ đặc điểm ngôn ngữ thơ

Sự giao thoa, tương tác giữa thơ và văn xuôi đã cho ra đời hai thể trung gian: thơ văn xuôi và văn xuôi trữ tình. Khi được gọi là thơ văn xuôi tức thể loại này đã được xếp vào địa hạt thơ (1). Như vậy, ngôn ngữ thơ văn xuôi đương nhiên cũng mang đặc điểm của ngôn ngữ thơ nói chung bên cạnh những đặc trưng ngôn ngữ rất riêng của thể trung gian này. Tham chiếu ngôn ngữ học hiện đại, đặc biệt là những lý thuyết cơ bản của Roman Jakobson thể hiện trong Thi học và ngữ học, có thể xác định ngôn ngữ thơ với hai đặc điểm cốt lõi: đó là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng và ngôn ngữ của nguyên lý tương đương.