• Sự kiện: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

Quảng Trị: Tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số

Nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Quảng Trị đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo và ban hành nhiều văn bản nhằm thực hiện hiệu quả về lĩnh vực này. Vì thế, qua nhiều năm thực hiện, công tác bảo tồn những giá trị văn hóa của các DTTS trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Từ 2-4/11: Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn

Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế hoạch số 2784/KH-BVHTTDL ngày 2-7-2024 về việc Tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao, Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn, năm 2024. Ngày hội dự kiến diễn ra từ ngày 2 đến 4-11-2024, với chủ đề “Văn hóa vùng Đông Bắc - Bản sắc, hội nhập và vươn xa”.

Khám phá lễ cưới độc đáo của người Giẻ Triêng

Nằm trong chuỗi các hoạt động chính tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam diễn ra trong tháng 6 với chủ đề “Truyền thống văn hóa gia đình các dân tộc Việt Nam”, ngày 23-6 vừa qua, du khách đã được tận mắt chứng kiến lễ thức đám cưới độc đáo của đồng bào dân tộc Giẻ Triêng đến từ tỉnh Kon Tum. Có thể nói, bên cạnh nghệ thuật trình diễn, văn hóa ẩm thực, phong tục cưới hỏi của người Giẻ Triêng thực sự là nét văn hóa lành mạnh, đậm đà bản sắc cần được lưu giữ, phát huy.

Công tác nghiên cứu, sưu tầm, giảng dạy dân ca Nùng tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc

Dân tộc Nùng ở Việt Nam có nhiều nhóm dân tộc, mỗi nhóm dân tộc lại có tên gọi riêng: Xuồng, Giang, Nùng An, Nùng Inh, Nùng Phàn Slình, Nùng Cháo… Người Nùng có lịch sử cư trú khá lâu đời ở Việt Nam và cũng là chủ nhân của vùng văn hóa thung lũng. Dân ca là một phần quan trọng trong văn hóa truyền thống của người Nùng, đây không đơn thuần là một hình thức sinh hoạt đời sống tinh thần thông thường mà còn là phương tiện truyền tải những thông điệp về lịch sử, văn hóa và nhân sinh của người Nùng từ đời này qua đời khác. Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật (VHNT) Việt Bắc là trung tâm đào tạo cán bộ, diễn viên ngành văn hóa có uy tín ở khu vực Đông Bắc. Nghệ thuật truyền thống các dân tộc vùng Đông Bắc nói chung cũng như dân ca dân tộc Nùng nói riêng luôn được nhà trường quan tâm và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Tổ chức tập huấn về tuyên truyền, phổ biến pháp luật và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Ngày 11-6-2024, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 1576/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản và người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại tỉnh Gia Lai.

Tổ chức truyền dạy, bảo tồn nghề thủ công truyền thống các dân tộc thiểu số vùng đồng bằng Sông Cửu Long

Ngày 7-6-2024, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 1536/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức truyền dạy, bảo tồn nghề thủ công truyền thống các dân tộc thiểu số (DTTS) vùng đồng bằng Sông Cửu Long; giao Vụ Văn hóa dân tộc chủ trì, phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Trà Vinh và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức công tác này.

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số - Bài cuối: Đề xuất các giải pháp đột phá

Trong hành trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số (DTTS), không ít khó khăn và thách thức đã xuất hiện, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng từ các cấp, các ngành và cộng đồng. Để tạo dựng “sức mạnh mềm” - một nguồn tài nguyên đặc biệt của quốc gia, chúng ta phải từng bước tháo gỡ khó khăn, mở ra hướng đi bền vững cho việc gìn giữ và phát triển các di sản văn hóa quý báu của các DTTS.