• Xây dựng đời sống văn hóa > Trao đổi - Nghiệp vụ

Thị xã Phong Điền (TP Huế): Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

Di sản văn hóa được coi là nguồn tài nguyên vô giá tạo nên sức hút du lịch riêng cho mỗi địa phương; di sản văn hóa là tài sản vô giá của các thế hệ cha ông ta để lại cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, là phần hồn của nền văn hóa dân tộc; có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc.

Thị xã Nghĩa Lộ phát triển du lịch với xây dựng nông thôn mới

Cách thành phố Yên Bái khoảng 80km theo quốc lộ 32, thị xã Nghĩa Lộ của tỉnh Yên Bái được ví như “trái tim” của miền Tây Bắc, nơi hội tụ vẻ đẹp thiên nhiên trù phú và nền văn hóa đậm đà bản sắc. Nghĩa Lộ không chỉ đẹp vì có những cánh đồng lúa trải dài hay dòng suối uốn lượn quanh bản làng. Nơi đây còn là cái nôi của văn hóa dân tộc Thái với những điệu xòe mềm mại, cuốn hút; những nếp nhà sàn và kho tàng văn hóa dân gian phong phú. Để góp phần bảo tồn và phát huy nhiều giá trị văn hóa truyền thống thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, nhiều năm nay, thị xã Nghĩa Lộ đã chú trọng phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM.

Phát triển du lịch gắn với công viên địa chất toàn cầu UNESCO trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Huyện Krông Nô nằm ở phía đông bắc của tỉnh Đắk Nông, trong vùng lõi của Công viên địa chất, có nhiều tiềm năng độc đáo và các đặc sản nông nghiệp chất lượng cao cùng những lễ hội truyền thống phong phú, tạo nên một bức tranh văn hóa đậm bản sắc, là nền tảng quan trọng để phát triển du lịch cộng đồng bền vững. Krông Nô có nhiều di sản địa chất gắn với hệ sinh thái rừng, thác nước, sông, hồ, núi lửa đa dạng, độc đáo…; diện tích sản xuất nông nghiệp lớn (nhiều vùng canh tác sản phẩm nông nghiệp đặc sản chất lượng như: gạo ST24, ST25 (Buôn Choah), cam sành hữu cơ, quýt ngọt hữu cơ, bơ núi lửa, bưởi, cà phê)… và là nơi tập trung nhiều di tích, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia của tỉnh, với hàng chục hang động lớn nhỏ khác nhau, nhiều cánh đồng dung nham đẹp, đây chính là một trong những điều kiện quan trọng để Công viên địa chất Đắk Nông được UNESCO ghi danh là Công viên địa chất toàn cầu vào tháng 7 năm 2020 và tái công nhận vào tháng 9 năm 2024.

Phú Thọ: Huyện Cẩm Khê thực hiện số hóa trong quảng bá di tích lịch sử, văn hóa

Huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) là vùng đất giàu truyền thống, là địa phương có nhiều đình, đền, chùa, trong đó có 44 điểm được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh trở lên (có 5 di tích cấp quốc gia, 39 di tích cấp tỉnh). Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thời gian qua, huyện đã thực hiện gắn mã QR code tại các điểm di tích lịch sử để người dân và du khách dễ dàng tra cứu thông tin, giới thiệu, quảng bá về du lịch; đồng thời giáo dục truyền thống lịch sử theo hướng số hóa hiện đại.

Hà Tĩnh: Hoạt động của các câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm góp phần bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa phi vật thể

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân Nghệ - Tĩnh. Năm 2014, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngay sau khi được UNESCO ghi danh, việc bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Ví, Giặm được hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm. Một trong những nét nổi bật đó là thành lập các câu lạc bộ (CLB) dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Ở bài viết này, tác giả chỉ xét đối tượng các CLB dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) ra quyết định thành lập trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Hà Nam thu hút đầu tư để phát triển du lịch

Mấy năm trở lại đây, du lịch Hà Nam có nhiều dấu ấn nổi bật khi vinh dự nhận được nhiều giải thưởng do Tổ chức Du lịch Thế giới trao tặng, đó là: “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới”- năm 2023, “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và Giải thưởng Special Achievement Award 2024 (Giải thưởng thành công đặc biệt về du lịch) - năm 2024.

Văn học nghệ thuật Hưng Yên - 50 năm chặng đường phát triển (30/4/1975 - 30/4/2025)

Hưng Yên Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, cùng với sự bồi đắp của phù sa sông Hồng, sông Luộc, nền văn hóa Hưng Yên mang đặc trưng bản sắc văn hóa châu thổ sông Hồng. Sự bồi tụ văn hóa ấy đã góp phần tạo nên nhân cách và nghị lực của những con người sinh trưởng trên vùng đất này. Trong tiến trình lịch sử, trên quê hương Hưng Yên ở thời kỳ nào, lĩnh vực nào cũng có nhiều danh nhân có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và giải phóng đất nước. Đặc biệt trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật (VHNT), Hưng Yên là vùng đất đã sinh ra nhiều văn nghệ sĩ mà tên tuổi của họ đã góp phần làm nên diện mạo của văn hóa Việt Nam.

Hà Nam: Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Tịch điền Đọi Sơn

Duy Tiên là vùng đất có bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa và cách mạng. Trải qua trường kỳ lịch sử, các thế hệ người dân Duy Tiên đã không ngừng bồi đắp, tạo dựng nên kho tàng di sản văn hóa vô cùng quý giá, đậm đà bản sắc của vùng quê châu thổ Bắc Bộ. Những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể lưu truyền đến hôm nay luôn đóng vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành và sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Duy Tiên. Bên cạnh những giá trị văn hóa vật thể tiêu biểu như Bảo vật quốc gia Bia Sùng Thiện Diên Linh, Trống đồng Tiên Nội, Duy Tiên còn là quê hương của nhiều lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như lễ hội chùa Đọi Sơn, lễ hội Lảnh Giang và đặc biệt là lễ hội Tịch điền.

Đồng Tháp: Hoạt động Hội quán góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình

Hội quán là mảnh ghép gắn kết ngành Nông nghiệp với Hội Nông dân và các chủ thể quan trọng khác đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới. Mục đích hoạt động với phương châm "chăm chỉ - tự lực - hợp tác", trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, tự chủ, tự quản của người dân, là một thiết chế đa chức năng mới ở nông thôn.

Huyện Ngọc Hồi (Kon Tum): Phát huy vai trò của công tác truyền thông trong việc giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở đồng bào dân tộc thiểu số

Truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội, tác động đến nhận thức của con người và từ nhận thức sẽ điều chỉnh hành vi của mỗi người, của cộng đồng. Do vậy, truyền thông được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu, đóng góp tích cực vào việc giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số.