• Văn hóa > Đương đại

Thị trường văn hóa - tiềm năng và thách thức về “đầu ra” trong phát triển công nghiệp văn hóa ở Thủ đô Hà Nội

Với nguồn lực văn hóa dồi dào, Hà Nội xác định tạo bước phát triển toàn diện các ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) của Thủ đô cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường, đảm bảo phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn… Trong đó, phát triển thị trường văn hóa trở thành một động lực kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, với vai trò “đầu ra” trong phát triển CNVH, thị trường văn hóa Hà Nội đang có nhiều tiềm năng lớn và đứng trước những thách thức lớn.

Thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa và nghệ thuật của cả nước, đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong việc thực hiện cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật công lập. Bài viết nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật công lập tại TP.HCM. Từ đó, các nhà quản lý và hoạch định chính sách sẽ có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về thực trạng áp dụng cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật công lập của TP.HCM và đưa ra những giải pháp phù hợp để thực hiện tốt cơ chế này.

Tổ chức lại hoạt động của hệ thống trung tâm văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh - Thời cơ và thách thức

Trong bối cảnh, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế, văn hóa là cội nguồn của “sức mạnh mềm” Việt Nam, thiết chế văn hóa (TCVH) được xác định là một trong những trụ cột cốt lõi trong tiến trình này. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập vấn đề xây dựng TCVH nói chung và xây dựng TCVH ở một số địa phương nói riêng. Tuy nhiên, tìm hiểu TCVH với cách tiếp cận đặc thù của TP.HCM chưa được quan tâm đúng mức. Để nâng cao hiệu quả hoạt động TCVH, gắn liền với cơ chế, chính sách, tự chủ tài chính của Trung tâm Văn hóa (TTVH) trong bối cảnh TP.HCM sáp nhập các TTVH với Thể thao (TTVHTT) và TTVHTT với Truyền thông (TTVHTTTT); khai thác thời cơ, vượt qua thách thức đang là yêu cầu cấp bách không chỉ của ngành Văn hóa mà của các ngành khác, các cấp và toàn xã hội nhằm tạo ra bước đột phá từ kênh văn hóa khi cả Thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết số 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong phát triển văn hóa ở Thủ đô Hà Nội hiện nay

Chuyển đổi số (CĐS) trong phát triển văn hóa là xu thế mang tính tất yếu trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh, mạnh mẽ như hiện nay. Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước tích cực triển khai CĐS trong lĩnh vực văn hóa. Qua việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng CĐS trong một số lĩnh vực văn hóa cụ thể, bài viết bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh CĐS trong phát triển văn hóa nói chung, phát triển công nghiệp văn hóa nói riêng ở Thủ đô Hà Nội.

Giáo dục giá trị truyền thống cho học sinh, sinh viên ở Việt Nam hiện nay

Trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Trong những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt thì nguy cơ mai một của giá trị truyền thống trong cộng đồng, đặc biệt là sự thờ ơ với giá trị truyền thống của tầng lớp học sinh, sinh viên là một vấn đề nổi cộm. Xu hướng xâm lấn của các giá trị ngoại lai và những cám dỗ của nền kinh tế thị trường đã dần làm cho một bộ phận học sinh, sinh viên nguy cơ ngày càng xa cách với giá trị truyền thống của dân tộc. Do đó, giáo dục giá trị truyền thống cho học sinh, sinh viên hiện nay là công việc khách quan và cần thiết. Bài viết đề cập đến vấn đề giá trị truyền thống và giáo dục giá trị truyền thống cho học sinh, sinh viên, những tính chất cơ bản của văn hóa truyền thống, tính tất yếu phải giáo dục giá trị truyền thống cho học sinh, sinh viên.

Phát triển văn hóa đọc cho đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Bắc Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số (DTTS) cùng chung sống. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới vấn đề dân tộc. Tuy nhiên, ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, nơi có tỷ lệ đồng bào DTTS cao, văn hóa đọc còn nhiều hạn chế. Bài viết phân tích thực trạng phát triển văn hóa đọc của đồng bào DTTS ở các tỉnh Tây Bắc, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy văn hóa đọc phát triển cho đồng bào DTTS. Đây là kết quả của nhóm nghiên cứu qua tiến hành khảo sát (800 phiếu) trong năm 2023 với nhóm đối tượng bạn đọc người DTTS là trẻ em, người lớn và nhóm người làm thư viện trong hệ thống thư viện, thiết chế văn hóa tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu.

Những yếu tố tác động đến văn hóa tiêu dùng của thanh niên hiện nay

Văn hóa tiêu dùng của thanh niên là cách thức thanh niên tìm kiếm sự thể hiện phong cách cá nhân thông qua việc lựa chọn và khắc ghi dấu ấn văn hóa của mình qua hoạt động tiêu dùng; bao gồm tổng thể hữu cơ các yếu tố từ triết lý, thị hiếu đến hành vi và phương thức tiêu dùng, trên cơ sở đưa hàm lượng văn hóa vào trong hoạt động tiêu dùng, từ đó biểu hiện thành phong cách, lối sống của thanh niên. Bài viết phân tích những yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến văn hóa tiêu dùng của thanh niên hiện nay

Vai trò đội ngũ nhà giáo quân đội trong chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa

Nhà giáo quân đội là lực lượng có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức lý luận chuyên sâu trên nhiều lĩnh vực, đi đầu chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong Quân đội. Hiện nay, các thế lực thù địch vẫn ra sức tiến hành nhiều âm mưu, thủ đoạn tiến công vào nền tảng tư tưởng, văn hóa nhằm hạ bệ chủ nghĩa Mác-Lênin, loại bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, “phi chính trị hóa” Quân đội. Do vậy, cần tiếp tục thực hiện những giải pháp thiết thực, cụ thể để phát huy vai trò của đội ngũ nhà giáo quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần thắng lợi sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.

Sự chuyển dịch về văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Sự chuyển dịch trong các hình thức đọc từ sách giấy sang các định dạng số như sách điện tử (Ebook) và sách nói (Audiobook) đã mang lại những thay đổi vượt bậc cho ngành Xuất bản và thay đổi thói quen đọc của một bộ phận độc giả. Công nghệ số cung cấp sự tiện lợi và giúp tăng khả năng tiếp cận thông tin rộng lớn, nhưng cũng thách thức vị thế lâu đời của sách giấy truyền thống, đòi hỏi các nhà xuất bản (Nxb) phải chuyển đổi và thích ứng để đáp ứng nhu cầu của độc giả trong kỷ nguyên số.