• Xây dựng đời sống văn hóa > Đất nước - con người

Lãng mạn hoa phượng tím Đà Lạt

Trong một cuộc Hội thảo bàn về phát triển TP. Đà Lạt, có ý kiến rằng: Đà Lạt được bạn bè yêu mến tặng quá nhiều mỹ danh, nên xác định mỹ danh nào chính? Theo tôi, “Thành phố ngàn hoa” là chuẩn nhất. Bởi, ngoài “Thành phố Festival hoa của Việt Nam”, không nơi nào có nhiều hoa như Đà Lạt. Riêng hoa phượng, Đà Lạt đã “sở hữu” 5 loài: phượng đỏ, phượng hồng, phượng vàng, phượng tím, phượng trắng. Và, bây giờ Đà Lạt đang tím trời hoa phượng tím.

Huyền Trân Công chúa in dấu sâu đậm trong tâm thức người dân Cố đô Huế

Huyền Trân công chúa là một nhân vật lịch sử nổi tiếng, cùng với vua cha Trần Nhân Tông, là những danh nhân gắn liền với sự hình thành của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế. Trong tâm thức cộng đồng, bà là một người phụ nữ hiếu nghĩa vẹn toàn, yêu nước thương dân. Vâng lệnh vua cha, và sau đó là anh trai - Hoàng đế Trần Anh Tông, Huyền Trân đã gác tình riêng, gạt lệ xuống thuyền theo chồng là quốc vương Champa, nhằm lập mối hòa hiếu với lân bang và mở mang bờ cõi của đất nước về phương Nam vào đầu thế kỷ XIV. Từ món quà cưới của bà, Đại Việt có thêm “Hai châu Ô, Lý vuông ngàn dặm”, trong đó có vùng đất Huế (Thuận Hóa). Vì vậy, Huyền Trân công chúa đã được nhân dân tôn vinh, dựng đền để thờ phụng, truyền tụng nhiều giai thoại nhằm tri ân và ghi nhớ công lao của Bà.

Nghề trồng đào, trồng mai dưới chân núi Tản Viên

Những năm gần đây, Ba Vì (Hà Nội) bỗng nhiên được biết đến bởi một thứ vốn không phải là “đặc sản” nơi đây: hoa đào, hoa mai. Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, người ta lại thấy những cành đào phai - đào núi, những chuyến xe chở đầy mai trắng được chuyển về trung tâm Hà Nội. Thứ đào phai có một màu sắc rất riêng, “thế” rất riêng, thứ mai trắng tinh khôi, cánh mỏng manh, với những dáng thế đặc biệt bởi lớn lên từ đất ở chân núi Ba Vì, nơi xứ Đoài mây trắng, đang có những ngôi làng, những con người gắn bó cả cuộc đời với cây hoa đào, cây mai trắng.

Sức sống của trò chơi dân gian

Nói trò chơi dân gian là để phân biệt với trò chơi nơi cung đình đài các, cũng như nói nhà tranh là để phân biệt với nhà ngói, nhà lợp tôn… Trò chơi cung đình chỉ xuất hiện khi có các vương triều, còn trò chơi dân gian đã có từ xa xưa, từ khi có con người quần tụ. Các trò chơi dân gian lúc đầu chắc hãy còn đơn giản lắm, rồi cuộc sống ngày càng phát triển, trò chơi cũng ngày càng phong phú hơn. Các trò chơi dân gian tồn tại đến bây giờ thì khó mà kể cho tường tận từ tên gọi, cách chơi, luật chơi…

Vua Hùng dạy dân cấy lúa - lễ hội giàu ý nghĩa nhân văn ở vùng đất cội nguồn dân tộc

Đó là một lễ hội khá độc đáo, giàu ý nghĩa nhân văn ở Minh Nông, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Lễ hội này rất cổ xưa, nó bị mai một trước năm 1945 đến năm 1993 đã dần được khôi phục. Những năm gần đây, thành phố Việt Trì tổ chức lễ hội quy mô lớn cả phần lễ và phần hội với mong muốn lễ hội này trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, đồng thời là một điểm nhấn trong chương trình Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam của tỉnh Phú Thọ, điểm du lịch hấp dẫn của Việt Trì.

Tiếng Khèn Bè gọi Xuân ở Nghĩa Lộ

Từ lâu, tiếng Khèn bè đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, là giá trị văn hóa gắn kết tình yêu trong các lễ hội văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt thường nhật của người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái). Bất kể đêm ngày, mưa nắng hay trong gió rét, nhất là những ngày Tết đến Xuân về, tiếng Khèn bè nơi đây cứ luôn hối thúc, mời gọi du khách thập phương về hội ngộ, khám phá, trải nghiệm...

Người Ca Dong ở Trà My ăn Tết mùa mừng năm mới

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 11 (âm lịch), khi những đợt giá rét của mùa Đông sắp kết thúc, tiết trời huyện vùng cao Trà My (Quảng Nam) dần trở nên ấm áp, báo hiệu mùa xuân lại về, lúa trên rẫy đã được người Ca Dong thu họach xong, phơi khô và đưa hết vào kho, họ lại cùng nhau tưng bừng tổ chức ăn Tết mùa mừng năm mới.

Con rồng trong nghệ thuật kiến trúc Việt Nam

Rồng là con vật thần thoại được người xưa tôn sùng vì nó là biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. Ngoài ra, rồng còn tượng trưng cho uy quyền tuyệt đối của nhà vua, là hình tượng của mưa thuận gió hòa, là vật linh đứng đầu trong tứ linh: long, lân, quy, phụng. Chính vì vậy mà con người thường dùng hình ảnh con rồng để trang trí trong kiến trúc cung đình, mang đậm bản sắc dân tộc.

Về xứ Mường vui Tết Doi

Tổ chức Tết Doi, lễ hội xuống đồng gắn với tục rước gọi “vía lúa” là hoạt động văn hoá đầu xuân mang đậm triết lý nhân sinh của đồng bào dân tộc Mường vùng Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã tồn tại hàng trăm năm.