• Nghệ thuật > Sân khấu biểu diễn

Chính sách văn hóa trong quản lý nhà nước về nghệ thuật biểu diễn ở nước ta hiện nay

Chính sách văn hóa là một trong năm phương thức quản lý nhà nước về văn hóa với các công cụ của nó. Các công cụ này đã được các cơ quan quản lý văn hóa vận dụng trong bối cảnh hiện nay ở một số địa phương để nghệ thuật biểu diễn có điều kiện phát triển thành một ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta. Bài nghiên cứu đề cập đến việc đổi mới chính sách văn hóa trong quản lý nhà nước về nghệ thuật biểu diễn ở nước ta hiện nay.

Kịch nói Việt Nam 100 năm và câu chuyện sinh tử

Từ sự xuất hiện vở kịch nói đầu tiên Chén thuốc độc của Vũ Đình Long trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội (22-12-1921) cho đến nay, kịch nói Việt Nam đã có tuổi đời tròn một thế kỉ (1921-2021) và có một lịch sử đầy tự hào. Tuy nhiên, quá khứ vàng son không làm mờ đi thực trạng bị nghiệp dư hóa, tách rời phản ánh hiện thực cuộc sống đương đại hiện nay, làm kịch nói đứng trước “bờ vực sinh tử”.

Thực trạng bảo tồn nghệ thuật chèo không chuyên tại thành phố Hải Phòng

Chèo là một sản phẩm nghệ thuật độc đáo của vùng văn hóa Bắc bộ và trở thành một thành tố văn hóa, một món ăn tinh thần của người Việt Nam. Sân khấu chèo được hình thành và phát triển trong đời sống lao động, là tiếng nói, niềm vui của những người dân quê. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nghệ thuật chèo luôn được các thế hệ người Việt giữ gìn và phát triển. Diễn trình lịch sử sân khấu cách mạng Việt Nam cho thấy, bên cạnh đời sống sân khấu chuyên nghiệp luôn có sự vận hành của một bộ phận sân khấu không chuyên. Điều đó cũng có nghĩa là đi cùng với sự hình thành, phát triển của các đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp từ sau năm 1950 đến nay là hoạt động các câu lạc bộ chèo không chuyên. Hoạt động sân khấu chèo ở Hải Phòng cũng luôn tồn tại hai hình thức sân khấu chèo chuyên nghiệp và các câu lạc bộ chèo không chuyên. Theo dòng chảy thời gian, sân khấu chèo không chuyên cũng có những bước phát triển thăng trầm cùng đời sống văn hóa nghệ thuật thành phố.

Kịch (1945-1985) về đề tài lịch sử trong tiến trình chung của văn học kịch Việt Nam

Với sự tác động của nhiều yếu tố lịch sử, xã hội và văn hóa giai đoạn đầu TK XX, văn học Việt Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới. Hiện đại hóa văn học đặc biệt được thể hiện ở sự ra đời của thể loại kịch nói. Trong quá trình hình thành và phát triển, văn học kịch đã tái hiện được nhiều đề tài khác nhau trong các tác phẩm của mình, trong đó không thể không kể đến đề tài lịch sử. Những tác phẩm viết về đề tài lịch sử cũng để lại nhiều dấu ấn với cách thể hiện vô cùng phong phú, ấn tượng của các nhà viết kịch. Mỗi tác giả khi tiếp cận đề tài lịch sử đều cố gắng làm mới chất liệu để thể hiện được cái nhìn cá nhân và thời đại đối với quá khứ, nhưng không đơn thuần là một bức tranh minh họa mà đằng sau đó, luôn ẩn chứa dụng ý sâu xa về những vấn đề đương đại. Cũng chính vì thế, sự thay đổi hình thái xã hội, ý thức hệ của thời đại dẫn đến sự khác nhau về đặc trưng của văn học nói chung và kịch nói riêng.

Một vài nét phác họa mối quan hệ giữa sân khấu nước ngoài và sân khấu hiện đại Việt Nam

Giao lưu văn hóa nghệ thuật với nước ngoài là những tác nhân quan trọng để sản sinh ra các loại hình nghệ thuật sân khấu như tuồng, chèo, cải lương, kịch nói… cho nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Đặc biệt, nhờ có sự giao lưu với văn hóa nghệ thuật sân khấu nước ngoài TK XX mà sân khấu Việt Nam phát triển đa dạng, phong phú, đánh dấu những bước trưởng thành mới, đáp ứng được nhu cầu về thẩm mỹ và tinh thần của đông đảo khán giả sân khấu Việt Nam. Ngày nay, nhìn nhận lại để tìm hiểu sự ảnh hưởng của văn hóa và sân khấu nước ngoài vào sân khấu Việt Nam là việc làm cần thiết, một mặt có ý thức sâu sắc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, mặt khác mở rộng giao lưu văn hóa, hòa nhập với cộng đồng thế giới để cùng tồn tại và phát triển.

Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam: Vượt qua trở ngại để vươn xa

Bất chấp diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, tình trạng đóng băng của ngành nghệ thuật biểu diễn thế giới, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) vẫn có một năm khá thành công với những sản phẩm được công chúng ghi nhận như Rock Symphony hay Những người khốn khổ. Chuẩn bị cho năm 2021, NSƯT Trần Ly Ly, Giám đốc Nhà hát vẫn khẳng định một chiến lược rõ ràng cho quá trình đưa nghệ thuật hàn lâm tiệm cận dần với khán giả…

Nhạc kịch Những người khốn khổ của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam

Mặc cho đại dịch COVID-19 đang hoành hành khắp nơi trên toàn cầu, mặc cho các nhà hát nổi tiếng trên thế giới như: Teatro alla Scala (Ý), Royal Opera House (Anh), nhà hát The Bolshoi (Nga) hay nhà hát Paris Opera hầu như trống vắng, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, 4 đêm diễn (từ ngày 21 đến ngày 24-11-2020) vở Nhạc kịch Những người khốn khổ của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) vẫn đông kín khán giả. Chỉ điều đó thôi cũng đã đủ để thấy sức sống mãnh liệt của nhạc kịch kinh điển Việt Nam nói chung và Những người khốn khổ nói riêng.