• Nghệ thuật > Sân khấu biểu diễn

Nghệ thuật truyền thống: "Giữ lửa" đam mê, sống được với nghề - cách nào?

Cuộc thi Tài năng diễn viên Chèo, Tuồng và dân ca kịch toàn quốc năm 2023 có sự thay đổi so với những kỳ trước, đó là Cuộc thi không chỉ dành cho các diễn viên tài năng trẻ, mà được mở rộng cho mọi lứa tuổi nghệ sĩ tài năng. Điều đó cho thấy, việc thu hút, tìm kiếm đội ngũ kế cận của các nhà hát đang gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, các nhà hát đang nỗ lực với nhiều cách thức, trong đó có phương thức hoạt động biểu diễn gắn với du lịch, không chỉ tạo nguồn thu mà còn góp phần giữ gìn và phát huy nghệ thuật truyền thống.

Diện mạo nghệ thuật tuồng Thổ Hà (Bắc Giang)

Nhắc đến ngôi làng cổ bên dòng sông Cầu thơ mộng, người dân Bắc Giang không thể không nói đến làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Đây là một vùng đất không chỉ có địa hình đặc biệt với ba mặt giáp sông, nổi tiếng với các nghề truyền thống như làm gốm, bánh đa, bánh đa nem, mì gạo, mà còn có đời sống văn hóa tinh thần vô cùng phong phú. Các hình thức ca hát và diễn xướng dân gian khá đa dạng. Đặc biệt, nghệ thuật tuồng Thổ Hà là một loại hình sân khấu cổ truyền độc đáo. Trải qua hàng trăm năm, tuồng Thổ Hà đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây.

Sân khấu Việt Nam: Thực trạng và con đường trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước

Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, Đại hội đại biểu toàn quốc XIII của Đảng đã xác định: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc” (1). Định hướng này đã đặt ra yêu cầu văn hóa Việt Nam nói chung và sân khấu Việt Nam nói riêng phải có sự chuyển hóa mới về nhận thức khi được coi là nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự đi lên của đất nước. Tuy nhiên, sân khấu Việt Nam hiện nay, sau 36 năm đổi mới và 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, bên cạnh những thành công, còn chứa đựng trong mình nhiều vấn đề trăn trở. Điều này đã đặt ra thách thức to lớn đối với các nhà quản lý, nghệ sĩ với câu hỏi: Làm thế nào để sân khấu Việt Nam, trong thực thể văn hóa Việt Nam, trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước?

Nâng cao hiệu quả chính sách quản lý và phát triển nghệ thuật biểu diễn ở Việt Nam hiện nay

Trong thời gian qua, ở các cấp độ khác nhau, chính sách quản lý và phát triển văn hóa ở nước ta nói chung và chính sách quản lý, phát triển nghệ thuật biểu diễn nói riêng đã có những đổi mới theo hướng xây dựng, bổ sung những quy định, từng bước hoàn thiện khung chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Hoạt động nghệ thuật biểu diễn phát triển theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương từng bước tăng cường từ kiểm duyệt đến kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm; các tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện sáng tạo nghệ thuật, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân đồng thời được củng cố, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, đây là hoạt động hết sức phức tạp, có nhiều thay đổi, vì vậy, công tác quản lý và phát triển có những khó khăn nhất định.

Bàn về cách hát chèo truyền thống

Chèo là một thể loại trong loại hình nghệ thuật sân khấu tổng hợp, tổng hòa các yếu tố dân ca, dân vũ, dân nhạc, diễn xướng dân gian... trở thành đặc sản văn hóa đặc trưng của Bắc Bộ. Xuất phát từ âm hưởng của giai điệu dân ca dần dần hình thành các tố chất buồn, vui, trong sáng, trầm tư, dí dỏm, trào lộng... được thể hiện ở từng câu, từng đoạn trong mỗi hoàn cảnh, nhân vật cụ thể. Trong sự phát triển thăng hoa của lối nói, hát (nói vần, nói điệu, nói lối, nói thơ...), những trò diễn dân gian ở lễ hội xưa ở vùng châu thổ sông Hồng đã xướng lên, ngân nga thành làn, thành điệu. Những khúc nhạc này được các nghệ nhân, nghệ sĩ hát khi biểu hiện phù hợp với tình huống, kết hợp cùng với nghệ thuật khác (múa, diễn, mỹ thuật...) thể hiện sâu sắc tính cách nhân vật trong chèo.

“Con đường âm nhạc” của NSƯT Phạm Phương Thảo

Tối 24-4-2022, chương trình nghệ thuật “Con đường âm nhạc - NSƯT Phạm Phương Thảo” đã diễn ra đầy thăng hoa tại Cung Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Hội trường không một ghế trống, điều này khiến Phạm Phương Thảo rất xúc động. Nhiều khán giả lâu rồi mới được gặp Phạm Phương Thảo trong một đêm nhạc của riêng cô đã vô cùng hào hứng, phấn khích hô vang tên cô trong khán phòng. Phạm Phương Thảo đã thực sự có một đêm diễn đầy hạnh phúc.