• Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

Yếu tố ẩn - hiện trong tranh sơn mài Việt Nam

Bài viết phân tích sự hấp dẫn đặc biệt của các yếu tố ẩn - hiện trong quá trình sáng tạo tranh sơn mài của nghệ sĩ, nhằm có thêm một góc nhìn bổ sung vào sự sinh động, đa dạng của nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam.

Hình tượng người phụ nữ trong tranh của họa sĩ Mai Trung Thứ

Phụ nữ là đề tài muôn thuở trong sáng tác nghệ thuật, từ âm nhạc, văn học, thơ ca, đến hội họa. Đề tài về người phụ nữ ở mỗi giai đoạn lịch sử được sáng tác, thể hiện khác nhau từ vẻ đẹp hình thể đến vẻ đẹp tâm hồn. Mỗi họa sĩ đã tạo nên những phong cách mới lạ khác nhau khi thể hiện chủ đề này. Bài viết đề cập tới vẻ đẹp của người phụ nữ gắn liền với tình cảm quê hương trong tranh họa sĩ Mai Trung Thứ. Bằng tài năng và kỹ thuật làm chủ với mọi chất liệu, ông đã để lại nhiều tác phẩm đẹp về người phụ nữ Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử mỹ thuật.

Tác động của công nghệ số đến sáng tác, thiết kế đồ họa tranh cổ động hiện nay

Trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, sáng tác tranh cổ động đã trở thành niềm yêu thích, trách nhiệm và tự hào của các họa sĩ qua nhiều thế hệ. Các họa sĩ khi sáng tác tranh cổ động đã nắm rõ và hiểu được giá trị, tầm quan trọng của tranh cổ động trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Chính vì vậy, sự xuất hiện và sức sống mãnh liệt của tranh cổ động được trải dài theo năm tháng cùng các giai đoạn phát triển đất nước. Tranh cổ động vốn từng xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi và được sự đón nhận của nhiều tầng lớp trong xã hội, gắn bó khăng khít với đời sống và trở thành loại hình nghệ thuật đồ họa mang tính ứng dụng cao. Trên thực tế hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ, các phần mềm đồ họa, các công nghệ in kỹ thuật số, cùng các thiết bị máy tính, máy in ngày càng phát triển và được ứng dụng trực tiếp trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghệ hiện nay đã tác động trực tiếp đến các lĩnh vực sáng tác thiết kế mỹ thuật ứng dụng, trong đó có sáng tác thiết kế đồ họa cổ động ở Việt Nam.

Áp dụng môn học Màu sắc và hình tự nhiên vào chuyên ngành Thiết kế đồ họa

Môn học về màu sắc và hình tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng vào chuyên ngành Thiết kế đồ họa. Các yếu tố màu sắc và hình tự nhiên tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến cảm xúc và trải nghiệm của người sử dụng, đặc biệt là trong hoạt động của ngành Thiết kế đồ họa như hiện nay. Vì vậy, trong môn học này, sinh viên/ người học nghề sẽ được giới thiệu các khái niệm cơ bản về màu sắc và hình tự nhiên, bao gồm cả lý thuyết và phương pháp thực hành để tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của hình dạng, màu sắc, tỷ lệ, nhịp điệu… nhằm nắm bắt những vẻ đẹp trong tự nhiên, sau đó cảm nhận và đưa vào các thiết kế ứng dụng.

Đặc trưng chất liệu trong hội họa

Hội họa là một trong các thể loại nghệ thuật tạo hình được gia công bởi các chất liệu đặc trưng như sơn dầu, sơn mài, màu nước, acrylic, pastel, mực, chất liệu tổng hợp… Việc gia công chất liệu đó được gắn với quá trình sáng tác và các kỹ thuật tạo hình. Hơn thế, ở các chất liệu nghệ thuật hội họa luôn có sự khác biệt bởi tính chất kỹ thuật tạo hình và cho ra những hiệu quả chất cảm khác nhau; tuy nhiên, các chất liệu đó cũng đồng thời có sự thống nhất giữa chức năng, kỹ thuật và vật liệu thể hiện rõ rệt trên mỗi tác phẩm.

Yếu tố trang trí trong tranh sơn khắc Việt Nam

Nghệ thuật trang trí ra đời từ rất sớm, là nhu cầu thiết yếu của loài người. Qua mỗi thời kỳ, trang trí được nâng cao theo trình độ khoa học, quan niệm thẩm mỹ và phục vụ trực tiếp cho con người. Nghệ thuật trang trí kiến tạo nên một thế giới đầy cảm xúc, gắn bó chặt chẽ với đời sống, bắt đầu từ những đồ gia dụng thường nhật tới đồ thờ cúng, từ dân giã đến cung đình, từ thô sơ đến chau chuốt, cho đến các tác phẩm hội họa biểu hiện trên không gian phẳng hay không gian đa chiều.

“Chất” truyền thống trong thiết kế áo dài Việt Nam hiện đại

Khoa học công nghệ ngày một phát triển và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó, không thể không nói đến sự ảnh hưởng đối với các lĩnh vực nghệ thuật như hội họa hay thiết kế thời trang. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, mang lại sự thay đổi toàn diện về các khái niệm truyền thống hay những đổi mới trong việc tạo ra chất liệu mới như xuất hiện thời trang kỹ thuật số, thiết kế thời trang ảo 3D hay AI, trang phục làm từ chất dẻo phun, không qua quá trình dệt may... thì còn có những hạn chế. Đó là sự chiếm dụng văn hóa chưa bao giờ dễ dàng như vậy. Do đó, để bảo vệ và nâng tầm giá trị bản sắc văn hóa Việt Nam, cần có những công tác nghiên cứu và ứng dụng, phát triển văn hóa nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Đây cũng là xu hướng mà Liên hợp quốc và các nhà thiết kế (NTK) thời trang hành đầu đang hướng tới.

Những bước đi từ truyền thống đến hiện đại trong nghệ thuật sơn mài ứng dụng của các họa sĩ Hà Nội

Sơn mài được hình thành từ chất nhựa trên cây sơn để đi vào nghệ thuật trang trí từ sau TK XX và làm ra các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng. Đặc trưng kế thừa của nghệ thuật sơn mài ứng dụng là dòng chảy từ truyền thống không đứt đoạn, chỉ chuyển khái niệm từ mỹ nghệ sang mỹ thuật và mỹ thuật ứng dụng. Hơn 80 năm phát triển, cho đến nay, nghệ thuật sơn mài đã có ba lần thay đổi. Đó là các giai đoạn thay đổi từ nghệ thuật sơn truyền thống đến chất liệu sơn mài đi vào hội họa và phát triển các ứng dụng đời sống với các sản phẩm sơn mài rồi hòa trộn các sản phẩm truyền thống với thế hệ số và công nghệ mới.

Vẻ đẹp của chất liệu gắn trong sơn mài Việt Nam

Nghệ thuật sơn mài Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ hình thành và phát triển, từ nghệ thuật sơn trang trí truyền thống, phục vụ đắc lực cho tôn giáo, tín ngưỡng và một phần đời sống thời xưa tới những tác phẩm hội họa, sản phẩm gia dụng sơn mài ngày nay phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ cái đẹp của con người hiện đại. Chất liệu và đặc biệt là chất liệu gắn trong sơn mài ngày càng được yêu thích, duy trì, tìm tòi, khám phá nhằm tăng thêm hiệu ứng, tính hấp dẫn cũng như khai thác tính mới lạ, độc đáo cho nghệ thuật sơn mài Việt Nam, đưa sơn mài trở thành di sản của dân tộc với một ngôn ngữ và hình thái rất đặc biệt