• Văn hóa > Gia đình

Sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Tại Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình tháng 10-1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt” (1). Tuy nhiên, một trong những vấn đề mà không ít gia đình Việt Nam đã và đang phải đối mặt chính là vấn nạn bạo lực gia đình (BLGĐ). Bài viết nêu lên những thực trạng về nạn BLGĐ tại Việt Nam, những bất cập của Luật Phòng, chống BLGĐ hiện hành; mục tiêu và những điểm mới trong dự thảo Luật Phòng chống BLGĐ sửa đổi…

Lý thuyết mạng lưới xã hội trong nghiên cứu văn hóa gia đình phật tử ở thành phố Đà Nẵng

Văn hóa gia đình Phật tử (GĐPT) có nhiều ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. Trong tâm thức người Việt, Phật giáo đóng vai trò quan trọng, giúp con người sống hướng thiện, hài hòa với môi trường xung quanh. GĐPT là một tổ chức ra đời từ những năm 1940, có đóng góp lớn cho sự phát triển của Phật giáo nhập thế. Tại thành phố Đà Nẵng, GĐPT có những đặc điểm riêng so với nhiều tỉnh thành khác ở Việt Nam. Có nhiều công trình đã nghiên cứu ở góc độ tôn giáo, tâm lý học, sức khỏe tinh thần… về GĐPT được thực hiện trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, cách tiếp cận từ lý thuyết mạng lưới xã hội sẽ giúp làm rõ mối quan hệ giữa các cá nhân trong bối cảnh một “gia đình” rất đặc thù tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Bài viết cung cấp cơ sở khoa học cho việc làm rõ một lý thuyết mới trong nghiên cứu văn hóa GĐPT ở Việt Nam.

Xu hướng biến đổi trong hôn nhân của người Dao Đỏ ở Cao Bằng hiện nay

Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, hôn nhân của người Dao Đỏ chịu ảnh hưởng của quá trình giao lưu văn hóa giữa các tộc người họ, đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa mới. Nghi lễ cưới xin của người Dao Đỏ ở Cao Bằng nói riêng và ở Việt Nam nói chung là một trong những nét văn hóa đặc trưng có ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì nòi giống, cố kết cộng đồng, dòng họ. Vì vậy, hôn nhân luôn luôn biến đổi theo thời gian và thích nghi với điều kiện mới, hôn nhân của người Dao Đỏ cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Biến đổi văn hóa của người Bru - Vân Kiều hiện nay: Nghiên cứu trường hợp lễ cưới ở xã Ea Hiu (Đắk Lắk)

Trong quá trình giao lưu, hội nhập hiện nay, văn hóa truyền thống của người Bru-Vân Kiều có những biến đổi trên nhiều bình diện, cả văn hóa vật chất và tinh thần. Bài viết tập trung nghiên cứu về sự biến đổi của lễ cưới truyền thống trong những năm gần đây. Do kinh tế thị trường ngày càng bùng nổ cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, truyền thông, quá trình giao lưu tôn giáo và tộc người diễn ra sâu rộng nên lễ cưới truyền thống của người Bru-Vân Kiều có nhiều thay đổi về hôn nhân và lễ thức. Tìm hiểu biến đổi trong lễ cưới của người Bru-Vân Kiều giúp chúng ta hiểu thêm những nét văn hóa truyền thống độc đáo cũng như những mặt trái của quá trình biến đổi hiện nay.

Kéo vợ - một tập tục cần phải xóa bỏ

Kéo vợ (tiếng Mông là Chang pò nỉa) là tập tục tồn tại từ lâu đời, phổ biến trong hôn nhân của tộc người Mông. Đó là hoạt động của một nhóm người nam thanh niên dùng sức khỏe để bắt một cô gái với mục đích về làm vợ cho một người trong nhóm đó.

Gia đình trong việc giáo dục hướng nghiệp cho trẻ vị thành niên ở Hà Nội hiện nay

Vị thành niên là lứa tuổi rất đặc biệt với những thay đổi cả về thể chất và tâm sinh lý, rất cần sự quan tâm của gia đình nói riêng và cả xã hội nói chung. Ở lứa tuổi này, các e rất cần sự quan tâm, định hướng, giáo dục của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ. Bên cạnh việc giáo dục đạo đức, ứng xử, nâng cao các kỹ năng sống, chăm sóc sức khỏe, việc giáo dục hướng nghiệp cho vị thành niên cũng rất cần được các bậc cha mẹ quan tâm. Bởi lẽ, nếu định hướng tốt, các em sẽ phát huy được năng lực và thỏa mãn sở thích của bản thân, tìm được nghề nghiệp phù hợp.

Nâng cao chất lượng hôn nhân đảm bảo hạnh phúc gia đình

Hôn nhân là cơ sở tạo lập gia đình và hình thành nên các tế bào xã hội. Gia đình tiến bộ, hạnh phúc tạo nên tính bền vững, ổn định của xã hội. Với đại đa số người Việt Nam, hôn nhân và gia đình là giá trị quan trọng, luôn cần được bảo vệ, dung dưỡng. Vậy chất lượng hôn nhân và gia đình hiện nay ra sao? bị tác động/ ảnh hưởng bởi những yếu tố gì? giải pháp nào để nâng cao chất lượng, tạo chất kết dính bền vững cho hôn nhân, giúp tăng sức đề kháng, đứng vững trước những tác động xấu trong bối cảnh hiện nay là một vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu.

Quan điểm của Đảng về vấn đề gia đình và xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay

Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, gia đình luôn có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Từ gia đình, con người được sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Gia đình với hai chức năng cơ bản là tái sinh con người để duy trì nòi giống và xã hội hóa cá nhân để hình thành nhân cách mỗi con người, là nơi mỗi con người được rèn luyện, phát triển theo hướng chân - thiện - mỹ, từ đó hình thành văn hóa gia đình. Sự tồn tại của mỗi cộng đồng, làng, nước phụ thuộc vào sự tồn tại, phát triển của gia đình, nhất là văn hóa gia đình, vì gia đình là nơi bảo tồn, lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Sự biến đổi nhận thức về hướng nghiệp trong giáo dục gia đình ở Hòa Phú (Long An)

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn của cả nước, nơi có truyền thống nông nghiệp lâu đời. Trước đây, đối với các tỉnh ĐBSCL nói chung và tỉnh Long An nói riêng, nông nghiệp là nghề chính của cư dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các khu vực nông thôn ở Tây Nam Bộ tuy đa số vẫn làm nông nghiệp nhưng đã có sự biến đổi về nhận thức và định hướng nghề nghiệp cho con cái trong gia đình. Thực tiễn nghiên cứu cho thấy đa số các bậc phụ huynh không còn hướng con cái theo nghề nông. Trên cơ sở đó, bài viết tập trung nghiên cứu xu hướng hướng nghiệp của các bậc cha mẹ trong gia đình người Việt ở nông thôn tỉnh Long An, điển cứu trường hợp xã Hòa Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Long An để nhìn nhận sự thay đổi và đi tìm nguyên nhân của sự thay đổi trong nhận thức của người dân về nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho con cái.

Khái lược về dòng họ và văn hóa dòng họ

Cho đến nay, vấn đề dòng họ và văn hóa dòng họ ở nước ta đã ít nhiều được chú trọng nghiên cứu và định dạng khái niệm. Tuy nhiên, dù phong phú, những nghiên cứu này hầu hết vẫn chỉ mang tính gián tiếp thông qua khảo cứu gia đình, hương ước, lệ làng; hoặc trực tiếp nhưng chưa cụ thể thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ gia đình ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trên cơ sở tham khảo những cách tiếp cận đó (chẳng hạn: dòng họ là một tập hợp người theo nguyên lý huyết thống; dòng họ là một cộng đồng người được tập hợp bởi quan hệ đồng huyết; dòng họ là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của làng xã cổ truyền...), chúng tôi đưa ra cách hiểu của mình về dòng họ và văn hóa dòng họ từ góc độ văn hóa.

Phụ nữ Việt Nam ở Đồng bằng sông Cửu Long kết hôn với người nước ngoài nhìn từ góc độ văn hóa

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có số lượng phụ nữ kết hôn với người nước ngoài nhiều nhất cả nước. Trong 10 năm (2008 - 2018), khu vực này có khoảng 70.000 phụ nữ lấy chồng nước ngoài. Theo đó, trung bình mỗi năm ở ĐBSCL có khoảng 7.000 phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, trong khi trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 18.000 công dân kết hôn với người nước ngoài.