• Nghệ thuật > Sân khấu biểu diễn

Vọng cổ nhịp 32 trong một số sinh hoạt văn hóa Nam Bộ

Trong văn hóa nghệ thuật, thanh sắc Nam Bộ, thể điệu vọng cổ nhịp 32 là một thành tố quan trọng, một biểu tượng trong tâm thức văn hóa của người dân Nam Bộ. Bởi nó có những đặc điểm độc đáo hơn so với hàng trăm thể điệu khác trong cùng hệ thống; được phổ biến rộng khắp và phục vụ tích cực với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa trong cộng đồng Nam Bộ. Bài viết nhằm giới thiệu những nét độc đáo của vọng cổ nhịp 32 trong một số sinh hoạt văn hóa Nam Bộ.

Đặc điểm nhân vật phản diện trong kịch Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) là một nhà hoạt động sân khấu, một cây bút giàu sức chiến đấu, triết lý thời sự mang tầm thời đại. Nếu nói văn là người, thì Lưu Quang Vũ chính là người nghệ sĩ sáng tác nên những vai chính diện trong tác phẩm của mình, đấu tranh đến kiệt sức với cái xấu - cái phản diện đang hoành hành trong thời kỳ xây dựng đất nước sau chiến tranh. Tác phẩm của Lưu Quang Vũ thể hiện tình yêu nước sâu đậm, đấu tranh khoan nhượng với cái phản diện vốn chưa bao giờ có thể loại trừ. Nhớ về Lưu Quang Vũ, người ta nhớ đến một thời vàng son của sân khấu kịch những năm 1980, một thời kỳ lịch sử dân tộc đang trên mặt trận đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Giải quyết những mâu thuẫn xã hội cũ để có một xã hội mới phát triển, tiến bộ hơn sau giải phóng 1975. Nhân vật chính diện được thể hiện một cách rõ ràng. Đồng thời, những nhân vật phản diện cũng được khắc họa độc đáo, sâu sắc.

Kịch nói thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh toàn cầu hóa

Sài Gòn - TP.HCM là vùng đất màu mỡ của nhiều loại hình nghệ thuật, từ đây các loại hình nghệ thuật có một môi trường phát triển thuận lợi với những đột phá mang dấu ấn. Là sản phẩm của quá trình giao lưu, hội nhập văn hóa toàn cầu, nhưng ngày nay, kịch nói TP.HCM lại gặp nhiều khó khăn cũng bởi yếu tố đã góp phần sản sinh ra nó. Bài viết nêu lên một vài quan điểm lý giải nguyên nhân kịch nói - một loại hình nghệ thuật đậm chất triết lý phương Tây lại được chấp nhận tại vùng đất phương Nam, cũng như những tác động của toàn cầu hóa trong thời buổi hiện nay đối với sự phát triển của kịch nói tại TP.HCM.

Đặc điểm hệ thống cấu trúc của vọng cổ nhịp 32

Vọng cổ nhịp 32 là một thể điệu tiêu biểu và đặc biệt trong dòng âm nhạc truyền thống Nam Bộ, bởi nó có khả năng bao quát rộng trong lĩnh vực ca nhạc và ca kịch dân tộc. Đó là nhờ đặc điểm hệ thống cấu trúc tạo ra những tính chất độc đáo từ những sự hòa kết trong từng thể loại như trong cấu trúc cơ bản, cấu trúc phối hợp, cấu trúc liên hợp… để tạo nên những tác phẩm mới. Bài viết này sẽ giới thiệu đặc điểm hệ thống cấu trúc của thể điệu vọng cổ nhịp 32 như đã nêu trên.

Những hình thái xung đột trong kịch nói đề tài lịch sử

Xung đột trong kịch về đề tài lịch sử tồn tại dưới dạng những cặp đối lập nhị nguyên xoay quanh mối quan hệ giữa người với người; giữa nhân vật, sự kiện lịch sử với hoàn cảnh, thời đại lịch sử. Có thể chỉ ra một số cặp xung đột nhị nguyên trong kịch về đề tài lịch sử: khát vọng cá nhân - hiện thực xã hội (Những người ở lại); thật - giả, thiện - ác, tốt - xấu, chính nghĩa - gian tà (Con nai đen); ta - địch, thuộc địa - thực dân; dân tộc - ngoại xâm (Bắc Sơn, Những người ở lại)… Bài viết tìm hiểu một số xung đột cơ bản nhất trong kịch nói về đề tài lịch sử từ sau 1945.

Sự chuyển mình của xiếc Việt

Xiếc là một loại hình nghệ thuật tổng hợp với những động tác kỹ xảo điêu luyện của cả người và thú. Ra đời và xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm, nghệ thuật xiếc cho đến nay đã tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn với nhiều biến đổi. Trước xu thế phát triển, đổi mới các loại hình nghệ thuật, xiếc Việt ngày một đa dạng, phong phú, kỹ thuật, kỹ xảo biểu diễn được cải tiến, với sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến đã đưa xiếc Việt hội nhập chung vào dòng chảy xiếc thế giới nhưng vẫn luôn giữ được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Đặc biệt, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, xiếc Việt không ngừng đổi mới, ngày càng đáp ứng được thị hiếu của đông đảo công chúng trong và ngoài nước.

HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU TRONG CÁC TỔ CHỨC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TẠI HÀ NỘI

Những hệ thống nhận diện thương hiệu (HTNDTH) cho phép tác động trực tiếp vào hình ảnh nhận thức của khán giả qua các giác quan và giúp thương hiệu đơn vị nghệ thuật được nhận biết và phân biệt với các thương hiệu của đơn vị khác. HTNDTH bao gồm các yếu tố được thiết kế đồng bộ và nhất quán để khán giả dễ nhận diện và ghi nhớ thương hiệu. Nếu muốn phát triển bền vững và thành công, các tổ chức văn hóa nghệ thuật cần tích cực xây dựng cho mình một HTNDTH độc đáo, đồng bộ và quan trọng là mang tính đại chúng.

NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG SÂN KHẤU KỊCH NÓI

Trong sân khấu nói chung và kịch nói nói riêng, các yếu tố nghệ thuật tạo hình có vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo, xử lý không gian, thời gian của vở diễn. Một vở diễn thành công là vở diễn có các tạo hình sân khấu độc đáo, gây ấn tượng về thị giác, thính giác và cảm xúc thẩm mỹ đối với khán giả.

KẾ THỪA VÀ BIẾN ĐỔI ÂM NHẠC CHÈO

Chèo là một loại hình nghệ thuật tổng hợp bởi nói, hát, múa, nhạc, diễn. Khi tham gia vào vở diễn, các thành phần nghệ thuật này đã thẩm thấu, đan xen tạo ra cái hồn của nghệ thuật. Trong đó, âm nhạc đóng vai trò quan trọng. Âm nhạc trong sân khấu truyền thống (bao gồm các làn điệu, nói lối và nhạc đệm) là yếu tố để phân định thể loại một cách rõ nét nhất. Chỉ cần nghe một nét nhạc, một điệu hát, người ta có thể nhận biết đó là âm nhạc thuộc hình thức nghệ thuật nào. Trong nhiều thế kỷ qua, âm nhạc chèo không ngừng kế thừa, biến đổi theo thời gian. Đặc biệt, TK XX đã đánh dấu sự biến đổi chưa từng có về âm nhạc chèo. Theo thống kê của Viện Sân khấu Việt Nam, chỉ trong nửa cuối TK XX, đã có hơn 1.000 ca khúc mới được sáng tác cho chèo. Tuy nhiên, số tác phẩm tồn tại với thời gian, được giới chuyên môn công nhận đạt đến giá trị một làn điệu chèo cổ còn khá ít.

NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÙ KÊ, DI SẢN VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC VÀ NHÂN LOẠI

Nghệ thuật sân khấu dù kê của người Khơme Nam Bộ là một tài sản tinh thần vô giá của người Khơme Nam Bộ, vừa lưu giữ những bản sắc văn hóa đặc trưng của người Khơme Nam Bộ, vừa có sự giao lưu, tiếp biến các giá trị từ nền văn hóa khác. Chính vì vậy, dù kê không chỉ là di sản văn hóa của dân tộc Khơme mà của cả nhân loại, là bài học về sự tiếp biến, giao lưu nhưng không đánh mất mình trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

BI KỊCH CỔ ĐẠI HY LẠP, KỊCH MẶT NẠ PHÁP VÀ TUỒNG VIỆT: SỰ TƯƠNG TÁC ĐÔNG - TÂY TRONG BỐI CẢNH ĐƯƠNG ĐẠI

Trong cuốn Từ điển nhân vật văn học và sân khấu mọi thời đại và mọi quốc gia (1), Antigone được nhắc đến như một nhân vật huyền thoại tiêu biểu với chiều sâu văn hóa nhiều vỉa tầng biểu tượng. Lấy cảm hứng từ nhân vật trong bi kịch cổ đại Hy Lạp mà cái tên đã gợi lên biết bao xúc cảm ấy, nhà biên kịch kiêm đạo diễn Pháp Alain Destandau đã dựa trên sự kết hợp chuyên môn giữa Đoàn kịch MonteCharge của Pháp và Nhà hát Tuồng Việt Nam, sáng tạo nên vở diễn mang tên Antigone Vietnam. Vở kịch đã được biểu diễn tại Việt Nam (Hà Nội, Huế, TP.HCM), Pháp (Pau, Avigon), Monaco, Maroc.

NHÂN VẬT TỰ PHÂN THÂN TRONG KỊCH CỦA SAMUEL BECKETT

Samuel Beckett được xem là một trong những kịch gia có ảnh hưởng lớn nhất TK XX. Nhà văn từng đoạt giải Nobel văn học này đã có nhiều đóng góp trong việc cách tân thể loại kịch, tạo ra một trải nghiệm sân khấu mới mẻ cho người tiếp nhận. Ông thủ tiêu ít hay nhiều yếu tố cơ bản trong kịch như nhân vật không có lai lịch, cốt truyện bị xóa mờ, không gian, thời gian không xác định… Trên sân khấu của Beckett, các nhân vật dù di chuyển hay bất động đều vang lên lời độc thoại, tự phân thân. Đây cũng là một kiểu nhân vật thường xuất hiện trong kịch của ông.