• Thông tin tư liệu > Thường thức hỏi đáp

Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh - di tích nghìn năm tuổi

Nói tới những ngôi chùa cổ xứ Thanh, không thể không nhắc tới chùa sùng Nghiêm Diên Thánh, một di tích lịch sử - văn hóa có niên đại hàng nghìn năm tuổi, nằm trên vùng đất Duy Tinh, xã Văn Lộc (nay thuộc xã Thuần Lộc) (1), huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Duy Tinh là vùng đất có truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều người đỗ đạt, học vị cao. Ngay từ TK XV, Duy Tinh có danh nhân Lê Niệm, văn võ song toàn làm tới chức Thượng thư vào đời vua Lê Thánh Tông, từng tham gia cùng vua viết tập sách Anh hoa hiếu trị. Chùa sùng Nghiêm Diên Thánh là một công trình tiêu biểu, mang đậm yếu tố chính trị, kiến trúc Phật giáo, thể hiện giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất Duy Tinh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Tính nghệ thuật trong sản phẩm đậu bạc Định Công

Hà Nội vốn được biết tới là nơi quy tụ nhiều ngành thủ công truyền thống với những “làng nghề, phố nghề Thăng Long”- nơi nét văn hóa làng nghề tụ hợp. Trong số đó phải kể tới làng nghề kim hoàn Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) nổi tiếng về kỹ thuật đậu - tương truyền do ba tổ nghề là Trần Hòa, Trần Điện, Trần Điền truyền lại cho dân làng từ TK VI sau công nguyên. Cho tới tận ngày nay, kỹ thuật đậu đã trải qua bao thăng trầm trong quá trình phát triển, nhưng những sản phẩm tinh xảo được tạo thành từ những sợi chỉ vàng, bạc vẫn níu giữ ánh nhìn và sự ngưỡng mộ của du khách trong và ngoài nước.

Những giá trị tiêu biểu của lễ hội Tây Thiên

Lễ hội Tây Thiên là một trong những lễ hội tiêu biểu, đặc sắc không chỉ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mà còn thu hút khách thập phương cả nước, là kết tinh giá trị văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa lâu đời. Vì vậy, lễ hội Tây Thiên hội đủ những giá trị tiêu biểu: giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giá trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng; phát triển kinh tế, phát triển du lịch. Những giá trị này cần được nghiên cứu, phân tích để lễ hội Tây Thiên được phát huy giá trị trong đời sống xã hội hiện nay.

Biển trong tri thức dân gian của cư dân Vân Đồn (Quảng Ninh)

Cư dân vùng biển đảo Vân Đồn có kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, đa dạng. Một trong các yếu tố cấu thành nên sự đa dạng đó phải kể đến văn hóa biển. Do sinh sống, thích nghi và đối diện với biển, các thế hệ cư dân nơi đây đã có những trải nghiệm, đúc kết và tích lũy tri thức dân gian về biển. Trong đó, phải kể đến các tri thức về khai thác biển và sử dụng các nguồn lợi từ biển phục vụ con người.

Tiếp thu và biến đổi trong giao lưu văn hóa Việt - Hán

Quá trình giao lưu văn hóa giữa người Việt và người Hán xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử. Sự giao lưu văn hóa Việt và Hán diễn ra lâu dài, liên tục qua các thời kỳ lịch sử. Do yếu tố lịch sử, giao lưu văn hóa Việt và Hán có những thăng trầm và những thái độ tiếp nhận khác nhau: có lúc cưỡng bức, có lúc tự nguyện. Trong quá trình giao lưu đó, những thành tố văn hóa cũng như những thành tựu văn minh của người Hán được người Việt lựa chọn, cải biên cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cũng như với đặc tính dân tộc của mình.

Hàm Rồng: điểm hội tụ của núi - đồng bằng - ven biển

Những địa danh có sự hội tụ đầy đủ ba yếu tố: núi, đồng bằng, biển rất hiếm ở nước ta. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu về phong thủy, những địa danh như vậy được xem là vùng đất linh, sản sinh ra nhiều nhân kiệt. Hàm Rồng là một địa danh hội tụ các yếu tố như vậy.

Hướng đến cuộc sống an vui từ góc nhìn Jataka

Jataka hay Truyện tiền thân của Đức Phật, được kiết tập dưới hình thức kinh điển Phật giáo. Sự ảnh hưởng, truyền bá của Jataka lan tỏa sâu rộng trên phạm vi thế giới. Jataka thuộc hệ thống kinh điển Phật giáo, phát triển ở cả hai hệ phái Phật giáo Nam tông và Bắc tông. Nếu Bắc tông chỉ chấp nhận đây là những câu chuyện về tiền thân Đức Phật thì Nam tông lại công nhận nó là một bộ phận của Kinh tạng. Số lượng 547 mẫu điển truyện kể dân gian được các đệ tử của Đức Phật tập hợp, biên soạn, hoàn thiện qua nhiều thế kỷ là minh chứng cho tầm quan trọng của Jataka trong công cuộc truyền bá Phật giáo.