• Nghệ thuật > Sân khấu biểu diễn

Hóa trang trong nghệ thuật sân khấu dân tộc hát bội

Trải qua các triều đại trong lịch sử và dọc theo chiều dài địa lý của đất nước, những trò diễn xướng dân gian mang âm hưởng đặc trưng của từng vùng miền được hình thành và phát triển theo tiến trình của dòng chảy lịch sử, đó không chỉ là những trò diễn xướng dân gian đơn thuần với mục đích giải trí mà còn phản ánh đời sống tinh thần, vật chất, quan điểm chân, thiện, mỹ của dân tộc Việt. Người ta có thể ngâm nga một câu chèo trong lúc tằm tang, canh cửi, vọng một câu hò lúc gặp người trong dạ để ý nhớ thương hay ca thán thời cuộc với những điều bất ý, đời sống tinh thần ấy cứ vậy mà phong phú theo từng thời kỳ và góp phần vào sự đa dạng của bản sắc văn hóa Việt. Trong số đó, nghệ thuật hát tuồng - hát bội mang đậm bản sắc dân tộc Việt nhất.

Nhà văn, nhà viết kịch Xuân Đức - gương mặt vùng đất khói lửa chiến tranh

Nhà văn, nhà viết kịch Xuân Đức sinh ra tại quê hương Quảng Trị. Ông có trên 20 năm là người lính cầm súng chiến đấu trên vùng đất lửa hai bờ giới tuyến… Trở thành nhà văn, tác giả kịch bản sân khấu, nhân vật trong các trang viết của ông vẫn là những người lính. Và chiến tranh luôn là phép thử, là thuốc hiện hình đối với mỗi con người dù họ ở trong quân ngũ hay đã trở về làm một người dân thường, một doanh nhân thành đạt hay một cán bộ cao cấp trong xã hội. Mỗi vở kịch của Xuân Đức là tấm gương phản chiếu gần xa gương mặt chiến tranh và thân phận con người… Nhiều nhà nghiên cứu đã xếp kịch của Xuân Đức với những tìm tòi, sáng tạo riêng biệt, báo hiệu khuynh hướng phi sử thi hóa, một trong hướng phát triển tất yếu của sân khấu Việt Nam hiện nay và trong tương lai.

Vở diễn về An Tư công chúa của NH Cải lương Việt Nam chinh phục khán giả Thủ đô

“Vì nghĩa nước non” của tác giả Trần Hồng Vân, chuyển thể cải lương NSƯT Ngọc Chi, NSND Hoàng Quỳnh Mai đạo diễn, được công diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 17 và 18-7. Đây là dự án quan trọng thứ hai của Nhà hát Cải lương Việt Nam ra mắt khán giả trong năm nay sau tác phẩm kịch kinh điển thế giới “Mê Đê” do NSƯT Lê Chức dàn dựng.

Nghệ thuật hóa trang khuôn mặt Tuồng Việt - nhìn từ một số học thuyết và quan niệm

Tuồng hay còn được gọi là hát bội, là môn nghệ thuật dân gian mang đậm tính cổ điển của Việt Nam. Nghệ thuật hóa trang khuôn mặt là một nét đặc trưng riêng mang tính độc đáo và khu biệt tuồng với những loại hình sân khấu truyền thống tương tự. Thông qua những nguyên tắc hóa trang khuôn mặt hay còn gọi là mặt nạ tuồng, chúng ta có thể nhận diện được đó là nhân vật có xuất thân và đặc điểm tính cách như thế nào. Có rất nhiều yếu tố hình thành nên những quy ước trong mặt nạ tuồng, trong đó, học thuyết âm dương - ngũ hành, quan niệm dân gian về tướng mạo, quan điểm về thẩm mỹ và văn học được coi là những yếu tố chính, chi phối các nguyên tắc trong hóa trang khuôn mặt tuồng Việt. Chính những quy tắc này thể hiện sự kết nối giữa quan niệm nhân sinh quan của người Việt trên sân khấu, thể hiện, khắc họa nét tính cách của tuyến nhân vật trên khuôn mặt nhân vật tuồng.

Bàn về nghệ thuật đương đại từ góc nhìn triết học Phật giáo

Trong diễn trình lịch sử nghệ thuật, từng xuất hiện nhiều cuộc cách tân cũng như khuynh hướng, trào lưu nghệ thuật. Như một quy luật tất yếu của xã hội, sự ra đời các trào lưu, trường phái nghệ thuật sau chính là tiếng chuông báo hiệu cho sự kết thúc của một trào lưu trước đó, đồng thời mở ra một khuynh hướng mới đáp ứng yêu cầu của thời đại, cũng như nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng và trải nghiệm của nghệ sĩ. Thời gian gần đây, cụm từ nghệ thuật đương đại (Contemporary Art) thường được nhắc tới, dùng để chỉ khuynh hướng sáng tác đề cao những tác phẩm nghệ thuật, chú trọng tới ý niệm (nghệ thuật ý niệm và nghệ thuật trình diễn) nhiều hơn là tập trung vào phẩm chất thẩm mỹ của tác phẩm nghệ thuật. Bài viết bàn về nghệ thuật đương đại từ góc nhìn của triết học Phật giáo.

Những vở kịch ấn tượng về Chủ tịch Hồ Chí Minh của Nhà hát Kịch Việt Nam

Cuộc đời, sự nghiệp, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ. Sau thời gian dài đóng băng vì đại dịch COVID-19, các hoạt động nghệ thuật đã nóng trở lại, nhiều loại hình nghệ thuật, đặc biệt là kịch nói đã tái hiện sinh động những câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại như: Người cầm lái - vở nhạc kịch đầu tiên về Bác Hồ do Nhà hát Công an Nhân dân dàn dựng với 200 diễn viên, kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật opera với sân khấu truyền thống, hay Lá đơn thứ 72 của Sân khấu Lệ Ngọc mang tính nghệ thuật cao… Nổi bật trong số đó là những vở kịch đặc sắc, xúc động về Bác Hồ kính yêu của Nhà hát Kịch Việt Nam như: Đêm trắng, chùm kịch ngắn về Bác với 3 tác phẩm (Đoàn kết là sức mạnh, Đôi mắt sáng, Bác Hồ và mùa xuân năm ấy) và mới đây nhất, vào cuối tháng 4-2023, phần mở đầu vở kịch Người đi dép cao su đã được trình diễn, đem lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả.

Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn trong tình hình mới

Hoạt động nghệ thuật biểu diễn (NTBD) ảnh hưởng mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm, nhận thức của nhiều người, trở thành một trong những lĩnh vực hoạt động phổ biến trong đời sống văn hóa xã hội ở nước ta. Không những vậy, NTBD còn là 1 trong 12 lĩnh vực được Chính phủ Việt Nam chọn tham gia vào công nghiệp văn hóa - ngành kinh tế trẻ đang được quan tâm, đầu tư phát triển trong 10 năm tới ở Việt Nam. Kỳ vọng đến năm 2030, các ngành công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp tới 7% GDP, trong đó ngành NTBD đạt khoảng 31 triệu USD. Trên lộ trình phát triển này, NTBD còn chịu nhiều tác động của biến động xã hội, vì vậy quản lý nhà nước phải giữ vai trò then chốt để NTBD đi đúng hướng dân tộc, khoa học, đại chúng.

Nghệ thuật diễn xướng dân gian trong xu hướng chuyển đổi số - Cơ hội và thách thức

Ngày 3-6-2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; ngày 2-12-2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 đến 2030 đã khởi đầu cho công cuộc chuyển đổi số (CĐS) tại Việt Nam, mở ra vận hội mới cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó có nghệ thuật diễn xướng dân gian. CĐS là xu hướng tất yếu đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi cách thức giải quyết phù hợp, nhằm nâng cao hiệu lực quản lý, bảo tồn và phát huy nghệ thuật diễn xướng dân gian trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Nghệ thuật truyền thống: "Giữ lửa" đam mê, sống được với nghề - cách nào?

Cuộc thi Tài năng diễn viên Chèo, Tuồng và dân ca kịch toàn quốc năm 2023 có sự thay đổi so với những kỳ trước, đó là Cuộc thi không chỉ dành cho các diễn viên tài năng trẻ, mà được mở rộng cho mọi lứa tuổi nghệ sĩ tài năng. Điều đó cho thấy, việc thu hút, tìm kiếm đội ngũ kế cận của các nhà hát đang gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, các nhà hát đang nỗ lực với nhiều cách thức, trong đó có phương thức hoạt động biểu diễn gắn với du lịch, không chỉ tạo nguồn thu mà còn góp phần giữ gìn và phát huy nghệ thuật truyền thống.