• Văn hóa > Du lịch

Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa các tỉnh vùng Chiến khu Việt Bắc

Chiến khu Việt Bắc còn được gọi là Khu giải phóng Việt Bắc, gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, hiện tồn tại hàng nghìn di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, được đánh giá là khu vực có hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn nổi trội gắn liền với các đặc trưng di sản văn hóa của vùng. Với hệ thống di sản này cần có sự xác định, đánh giá từ góc nhìn du lịch để hình thành những nguồn tài nguyên du lịch văn hóa độc đáo, đem lại giá trị cao phục vụ cho ngành kinh tế du lịch, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương trong toàn vùng.

Văn hóa truyền thống của dân tộc Thái ở Thanh Hóa trong phát triển du lịch

Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, du lịch được coi là ngành kinh tế “xuất khẩu văn hóa tại chỗ” mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương. Vì vậy, khai thác và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc (trong đó có người Thái) trong hoạt động phát triển du lịch là yêu cầu cấp thiết. Trong bối cảnh chung ấy, sử dụng khung tham chiếu nguồn lực phát triển du lịch, nhóm tác giả đã hệ thống hóa và phân tích vai trò các giá trị văn hóa truyền thống của người Thái ở Thanh Hóa, từ đó, đề xuất giải pháp phù hợp nhằm phát huy thế mạnh này trong hoạt động du lịch tại địa phương.

Tiêu chí đánh giá năng lực nguồn nhân lực cấp quản lý ở các cơ sở lưu trú từ 3 đến 5 sao thuộc sở hữu nhà nước

Bài viết nghiên cứu về thực trạng và những thách thức đặt ra đối với việc phát triển nguồn nhân lực du lịch ở các khách sạn từ 3 đến 5 sao tại các cơ sở lưu trú có vốn Nhà nước trong bối cảnh thực hiện thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch (MRA-TP). Các doanh nghiệp nhà nước trong ngành Du lịch, với vai trò dẫn dắt thị trường, sẽ không thể phát triển nhanh và bền vững trên một nền tảng nguồn nhân lực du lịch thiếu số lượng, chất lượng, trình độ đào tạo và tính chuyên nghiệp. Nghiên cứu này mô tả một bức tranh tổng thể về thực trạng nguồn lao động trong các đơn vị có vốn sở hữu Nhà nước để đề ra những chính sách phát triển, nâng cao trình độ của đội ngũ cấp quản lý nhằm đáp ứng với những yêu cầu trong tình hình mới; đưa ra các khuyến nghị với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề nguồn nhân lực du lịch ở hiện tại và trong tương lai.

Kết quả công tác phát triển du lịch Thanh Hóa năm 2024, bài học kinh nghiệm và phương hướng trong năm 2025

Với hướng đi đúng đắn, sự đầu tư hợp lý và khai thác tốt những tiềm năng sẵn có, du lịch tỉnh Thanh Hóa đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn, thân thiện đối với du khách trong nước và quốc tế. Qua đó, khẳng định được chỗ đứng vững chắc trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Đổi mới mạnh mẽ công tác xúc tiến, quảng bá - Dấu ấn đậm nét của ngành du lịch trong năm 2024

Ngày 23-2-2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 08/CT-TTg về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới. Tại Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ VHTTDL: “Chủ động đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức xúc tiến, quảng bá du lịch”. Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã tích cực tham mưu cho lãnh đạo Bộ VHTTDL, chủ động phối hợp với các đơn vị, sở quản lý du lịch địa phương và cộng đồng doanh nghiệp tổ chức thành công nhiều chương trình xúc tiến mang quy mô lớn ở cả thị trường trong nước và quốc tế, lựa chọn phương thức quảng bá và chủ đề ở mỗi sự kiện phù hợp với thị hiếu của từng thị trường, chú trọng quảng bá ở cả thực tế và trên không gian mạng… Nhờ đó, công tác xúc tiến, quảng bá trong năm 2024 đã mang đến những tín hiệu tích cực, góp phần định vị rõ nét hơn thương hiệu du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Du lịch MICE tại Thanh Hóa: Đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp phát triển

Thanh Hóa được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nói chung và du lịch MICE nói riêng: nơi hội tụ nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, đồng thời, có chính sách thu hút đầu tư nổi bật và cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu của ngành dịch vụ du lịch MICE trong và ngoài nước. Tuy nhiên trên thực tế, loại hình du lịch MICE tại Thanh Hóa vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có, nên cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ và các giải pháp đột phá để thúc đẩy phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Bài viết tập trung đề xuất đồng bộ các nhóm cơ chế, chính sách, giải pháp về đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, quảng bá, xúc tiến và tổ chức quản lý loại hình du lịch MICE tại Thanh Hóa trong thời gian tới.

Khai thác giá trị văn hóa chợ phiên Si Ma Cai phục vụ phát triển du lịch địa phương

Chợ phiên là một nét văn hóa đặc sắc, gắn liền với đời sống của người dân ở nhiều vùng miền của Việt Nam. Tại chợ phiên không chỉ là nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa, mà còn là nơi hội tụ nhiều giá trị văn hóa, xã hội quan trọng. Nó là nơi giao thương buôn bán, trao đổi hàng hóa, nơi giao lưu văn hóa giữa các tộc người, nơi bảo tồn và quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc, và còn là nơi gặp gỡ của tình yêu và là không gian để mọi người khoe tài sắc.

Nguồn lực phát triển du lịch mạo hiểm gắn với bảo tồn văn hóa của cư dân bản địa khu vực Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà là một trong 5 vườn quốc gia lớn nhất của Việt Nam, có nhiều nguồn lực để khai thác phát triển các loại hình du lịch. Thông qua việc nghiên cứu nguồn lực tự nhiên và nguồn lực văn hóa, cũng như khảo sát thực trạng phát triển du lịch của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, tác giả đưa ra một số thảo luận và đề xuất nhằm sử dụng những nguồn lực này trong phát triển du lịch một cách hiệu quả nhất.

Nguồn lực ẩm thực trong phát triển du lịch nông thôn ở Phú Yên

Phú Yên là một tỉnh Nam Trung Bộ có vị trí chiến lược trong chiều dài lịch sử dân tộc, nơi giao thoa của các nền văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa và văn hóa Việt. Sự pha trộn với người Hoa sau này cùng với một số tộc người miền thượng đã tạo nên nơi đây một sắc thái riêng biệt trong đó có nền văn hóa ẩm thực đặc sắc. Bài viết phân tích sự phát triển của ngành Du lịch Phú Yên từ góc nhìn văn hóa ẩm thực, những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn. Từ đó đưa ra những nhận xét, góp ý để ngành Du lịch Phú Yên được khai thác một cách tốt nhất

Một số vấn đề về đào tạo hướng dẫn viên du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nền kinh tế thế giới phát triển theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ. Trong đó, du lịch là một trong những ngành có vị trí quan trọng nhất. Việc nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hướng dẫn viên du lịch (HDVDL), cũng như việc bổ sung vào hành lang mang tính pháp lý cho hoạt động đào tạo nghề hướng dẫn viên và đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ HDVDL sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đưa ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bài viết trình bày quan điểm về nhu cầu đào tạo, các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo HDVDL và phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập hiện nay ở Việt Nam.

Văn hóa truyền thống của người Tày ở xã Bản Hồ (Lào Cai) với vai trò tự quản trong hoạt động kinh doanh homestay

Tự quản của người Tày trong kinh doanh homestay là các quyền và khả năng của họ trong giới hạn của luật quản lý, điều hành các hoạt động của homestay vì lợi ích của họ và các bên liên quan (Chính phủ và các cơ quan quản lý quốc tế về du lịch; chính quyền địa phương; các doanh nghiệp/ cơ sở kinh doanh du lịch, các tổ chức phi lợi nhuận; cộng đồng địa phương và khách du lịch). Nói cách khác, tự quản trong kinh doanh homestay là quyền độc lập tương đối (tự mình) của các hộ kinh doanh người Tày trong tổ chức quản lý, giải quyết công việc kinh doanh một cách chủ động và tự chịu trách nhiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo, năng động dưới sự kiểm tra, giám sát của nhà nước.