• Sự kiện: KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH CỦA DÂN TỘC

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tạp chí điện tử Văn hóa Nghệ thuật trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm : "Tương lai cho thế hệ vươn mình".

Kinh tế tư nhân đối với sự phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới

Trong hành trình phát triển của mỗi quốc gia, văn hóa không chỉ là dòng chảy ngầm chở che bản sắc dân tộc mà còn là nguồn lực cốt lõi, là chất keo gắn kết xã hội và là động lực tinh thần để con người vượt qua những thời khắc gian nan. Việt Nam, với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, sở hữu một kho tàng văn hóa đặc sắc, phong phú, mang đậm bản sắc phương Đông kết hợp với tinh thần hội nhập cởi mở của thời đại mới.

Bảo tồn di sản văn hóa số và vai trò của thư viện

Tóm tắt: Bài viết nhận diện các xu hướng nghiên cứu chính gồm sự dịch chuyển từ bảo tồn di sản văn hóa truyền thống sang áp dụng công nghệ số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và học máy, tăng cường nền tảng giáo dục số và sự tham gia của cộng đồng, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong lưu trữ, bảo tồn dữ liệu di sản số. Thư viện đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo tồn di sản văn hóa số, thúc đẩy truy cập mở và chia sẻ tri thức, đồng thời là đối tác công nghệ trong việc triển khai các giải pháp sáng tạo cho các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa số qua các công nghệ tiên tiến.

Tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả - định hướng cấp bách trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trong bài viết “Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Tổng Bí thư Tô Lâm xác định rõ bảy định hướng chiến lược. Trong đó, tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả được Tổng Bí thư nhấn mạnh “là vấn đề rất cấp bách, bắt buộc phải làm, càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước”(1). Đây là yếu tố then chốt tăng cường hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Bảo tàng trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Tóm tắt: Việc từng bước chuyển đổi từ bảo tàng truyền thống sang bảo tàng số là một trong những thay đổi đáng kể và cần thiết để thích ứng với giai đoạn phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, rất ít bảo tàng ở Việt Nam theo kịp xu thế bảo tàng học hiện đại này nếu không nói là còn lạc hậu. Do đó, các bảo tàng ở Việt Nam cũng phải nỗ lực đổi mới các hoạt động bảo tàng theo hướng phát triển ngành công nghiệp bảo tàng để thu hẹp khoảng cách, chí ít là so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng - yếu tố then chốt bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên mới

Trong bài viết “Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Tổng Bí thư Tô Lâm xác định cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng là định hướng chiến lược đầu tiên đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Phương thức lãnh đạo của Đảng là một nội dung rất quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng là yếu tố then chốt bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đảng lãnh đạo văn hóa từ năm 1975 đến nay và kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tóm tắt: Sau khi thống nhất đất nước, Đảng ta tập trung vào việc xây dựng một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa (XHCN), thống nhất và đậm đà bản sắc dân tộc. Bước vào giai đoạn đổi mới (từ năm 1986), Đảng xác định văn hóa là một động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Các nghị quyết của Đảng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đảng xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Văn hóa, con người là sức mạnh nội sinh để phát triển nhanh và bền vững đất nước, tiến bước mạnh mẽ vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: khơi dậy tinh thần yêu nước, xây dựng con người Việt Nam mới, phát triển các lĩnh vực văn hóa và xây dựng môi trường văn hóa số. Bài viết trình bày chi tiết vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay, phân tích các giai đoạn lịch sử quan trọng, các nghị quyết của Đảng về văn hóa, và những định hướng quan trọng cho tương lai.

Phát triển văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tóm tắt: Văn hóa không chỉ là hồn cốt dân tộc mà còn là nguồn lực nội sinh, là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt trong kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc. Để định vị rõ nét bản sắc và thương hiệu quốc gia cần xây dựng một môi trường thể chế lành mạnh, đổi mới tư duy phát triển văn hóa, đặc biệt chú ý đến phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa... Phát triển văn hóa là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và sự nỗ lực của cả xã hội.

Văn học nghệ thuật Việt Nam trước ngưỡng cửa của kỷ nguyên mới - Nhìn từ văn hóa

Tóm tắt: Bài viết đưa ra một bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của văn học nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh đất nước đang trên đà hội nhập và phát triển. Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa sáng tạo cá nhân và trách nhiệm xã hội. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra những thách thức mà văn học nghệ thuật Việt Nam đang phải đối mặt và tin rằng, với sự nỗ lực của các nhà văn, các nghệ sĩ và sự quan tâm của xã hội, văn học nghệ thuật Việt Nam sẽ ngày càng phát triển và có vị trí xứng đáng trên bản đồ văn học thế giới.

Ngoại giao Văn hóa Nhật Bản qua các giai đoạn phát triển đột phá và bài học đối với kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam (Nghiên cứu từ góc nhìn quan hệ văn hóa quốc tế)

Tóm tắt: Bài viết phân tích chi tiết quá trình phát triển ngoại giao văn hóa của Nhật Bản, từ thời kỳ Minh Trị đến nay, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong giai đoạn “kỷ nguyên vươn mình” hiện nay. Tác giả đã chứng minh tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa trong việc nâng cao vị thế quốc gia và thúc đẩy hợp tác quốc tế. Qua việc phân tích chi tiết trường hợp của Nhật Bản, bài viết đã cung cấp những gợi ý hữu ích cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách ngoại giao văn hóa của mình, nhằm đạt được mục tiêu “kỷ nguyên vươn mình” của dân tộc.

Di sản văn hóa đất nước “vươn mình bước vào kỷ nguyên phát triển”

Tóm tắt: Thông điệp di sản văn hóa đất nước “vươn mình bước vào kỷ nguyên phát triển” của GS, TS Tô Lâm - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện được tầm nhìn chiến lược của Đảng, đánh thức niềm khát vọng của nhân dân, được hun đúc từ bao đời; về sự chuyển mình mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, tích cực, vươn tới mục tiêu, đạt được những thành tựu đối với một dân tộc Việt Nam giàu mạnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài viết phân tích về tiềm năng, cơ hội phát huy giá trị di sản văn hóa; sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội đối với di sản văn hóa. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp thiết thực để di sản văn hóa đóng góp hiệu quả trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.