• Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

Phạm Hậu - Người đặt nền móng cho nghệ thuật sơn mài đầu tiên của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Trong số các nghệ sĩ sáng tác sơn mài Việt Nam từ năm 1930 đến nay, Phạm Hậu, người đã đặt nền móng cho nghệ thuật sơn mài ứng dụng Việt Nam và cũng là nhà giáo, nhà nghiên cứu có công xây dựng, đào tạo các thế hệ học trò của Trường Mỹ nghệ Việt Nam trong nhiều thập niên qua và hiện nay là Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Trường, bài viết nghiên cứu về giá trị nghệ thuật sơn mài trang trí thông qua các sản phẩm nghệ thuật sơn mài ứng dụng tiêu biểu của họa sĩ Phạm Hậu là bắt đầu cho sự phát triển mỹ thuật ứng dụng trong dòng chảy mỹ thuật Việt Nam.

Vận dụng nguyên lý cơ bản của Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 trong sáng tác, xây dựng nghệ thuật công cộng

Văn hóa là nền tảng, là động lực, là yếu tố tạo nên sự thành công trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước đang trên đà phát triển kinh tế, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, việc vận dụng, phát huy những nguyên lý của Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 trong sáng tạo, xây dựng nghệ thuật công cộng trong xã hội hiện nay, sẽ góp phần xây dựng nền văn hóa, nghệ thuật phong phú, đa dạng, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua một số tác phẩm hội họa trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc ta, chủ yếu là lịch sử của kháng chiến, chiến tranh chống giặc ngoại xâm để giành lại nền độc lập tự do dân chủ cho nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã làm nên bản anh hùng ca bất diệt, ngàn năm sáng chói oanh liệt. Đặc biệt, giai đoạn từ 1945-1975, trong thời kỳ kháng chiến đầy gian khổ, nhân dân Việt Nam đã đánh thắng hai đế quốc lớn là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong đó có sự góp sức không nhỏ của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới họa sĩ nói riêng. Họ đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

Tính thiêng trong không gian điện thờ Mẫu Liễu Hạnh từ góc nhìn mỹ thuật

Trong một công trình kiến trúc, yếu tố công năng và thẩm mỹ luôn song hành, có quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy, tìm hiểu các yếu tố ngôn ngữ tạo hình, các quy luật bài trí, tổ chức không gian và sự ảnh hưởng tới các yếu tố ấy dưới góc độ công năng và thẩm mỹ trong không gian điện thờ Mẫu Liễu Hạnh là hết sức cần thiết. Những yếu tố đó có vai trò quan trọng trong quá trình tạo nên một tổng thể không gian thiêng của điện thờ.

Pháp lam Huế và sự hồi sinh mạnh mẽ

Gần 150 năm (1802-1945) với 13 đời vua ngự trị trên vùng đất Cố đô Huế, triều Nguyễn là triều đại cuối cùng trong lịch sử quân chủ chuyên chế của Việt Nam, đã để lại một kho tàng di sản văn hóa cho nơi đây như: lăng tẩm, đền đài, thành quách, miếu mạo, thơ văn, nhạc họa… Trong số đó, không thể không kể đến nghệ thuật pháp lam - một loại hình trang trí, đồng thời, là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo từng một thời hưng thịnh, nay đã thất truyền về kỹ thuật chế tác, không còn dấu tích các lò xưởng và đang được nhiều nhà nghiên cứu, bảo tồn quan tâm phục hồi.

Tác động của mỹ thuật vào đời sống người dân đô thị hiện nay

Việt Nam định hướng phát triển quy hoạch các mô hình đô thị đặc thù với nhiều loại hình sáng tạo như: đô thị du lịch, đô thị sáng tạo, đô thị thông minh. Đấy là một bước tiến phù hợp với xu hướng phát triển chung của các đô thị trên thế giới, nhằm mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân, đáp ứng nhu cầu và những chuẩn thức văn hóa trong thời đại mới. Trong bức tranh toàn cảnh của một đô thị phát triển bền vững, mỹ thuật công cộng là một điểm nhấn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng, được xác lập bởi những công trình có giá trị nghệ thuật cao mang tính biểu tượng đặc trưng cho từng đô thị ở Việt Nam hiện nay.

Nhận diện tính bản địa trong hội họa Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn từ năm 1986 đến nay)

Chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế và văn hóa để đổi mới từ năm 1986 đã thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động văn nghệ của cả nước; trong đó, ở TP.HCM đã có nhiều đơn vị mỹ thuật hình thành nhằm phục vụ đời sống. Với sự ra đời của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM vào năm 1987, đã có nhiều triển lãm lần lượt được tổ chức và tăng dần lên hằng năm. Cùng với đó là sự chuyển biến phong phú hóa các khuynh hướng biểu đạt nghệ thuật, các nhà sưu tập, các gallery xuất hiện ngày càng nhiều và đưa mỹ thuật TP.HCM lên bước phát triển mới.

Thực hành tác phẩm mỹ thuật trên mặt đứng kiến trúc trong xu hướng xã hội, khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển

Trong thời kỳ khoa học công nghệ kỹ thuật phát triển, các công trình kiến trúc hiện đại luôn được sáng tạo theo nhiều kiểu dáng, tạo nên các trường phái khác nhau; bên cạnh đó là tính ứng dụng của công nghệ vật liệu. Các đặc tính của vật liệu hiện đại sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị của nghệ thuật thị giác khi các tác phẩm mỹ thuật tham gia trực tiếp trong môi trường kiến trúc này. Do vậy, các họa sĩ, nhà điêu khắc, các nhà thiết kế tác phẩm mỹ thuật trên mặt đứng các công trình kiến trúc khi tham gia sáng tạo tác phẩm trong không gian kiến trúc cần có sự kết hợp của các chuyên gia vật liệu, kiến trúc sư... hoặc họ phải tuân thủ quy trình thiết kế, thi công kiến trúc để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị thẩm mỹ cao trên mỗi mặt đứng kiến trúc nhằm đem lại sự hài hòa giữa tác phẩm và công trình kiến trúc đó trong môi trường đô thị.

Ảnh hưởng kiến trúc Pháp với nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc phong cách Đông Dương tại Hà Nội

Việt Nam và đặc biệt là Thủ đô Hà Nội đã chịu ảnh hưởng không nhỏ của nền văn hóa Pháp. Gần một thế kỷ, sự hiện diện của người Pháp ở Việt Nam (1858-1954) đã mang lại ảnh hưởng lớn tới kiến trúc Việt Nam. Quá trình đó thể hiện phần nào sự giao thoa của 2 nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp vào Việt Nam đã làm xuất hiện các phong cách kiến trúc khác nhau với nhiều đặc điểm nổi bật, trong đó có phong cách kiến trúc Đông Dương. Trong quá trình hình thành và phát triển, phong cách kiến trúc tại Hà Nội mang dấu ấn rõ nét kiểu kiến trúc Pháp với nhiều yếu tố như: tổ chức không gian, kỹ thuật, vật liệu xây dựng và hình thái biểu hiện... Bài viết chỉ ra những đặc trưng cơ bản nhất của kiến trúc cổ điển Pháp tại Hà Nội để thấy được sự xuất hiện của phong cách kiến trúc Đông Dương là sản phẩm đặc sắc bởi sự kết hợp tài tình giữa kiến trúc phương Tây và văn hóa bản địa.

Đặc điểm tạo hình mỹ thuật trang phục nữ truyền thống dân tộc Pà Thẻn

Nghệ thuật tạo hình trang phục truyền thống của mỗi tộc người Việt Nam đều mang những điểm nổi bật riêng, để phân biệt trang phục với các dân tộc khác, dựa trên cách biểu hiện ở các yếu tố tạo hình như: bố cục, hình mảng, đường nét, màu sắc, hoa văn trang trí… Bài viết dựa trên nguyên lý tạo hình để xác định những đặc điểm mỹ thuật không thể lẫn ở trang phục nữ truyền thống dân tộc Pà Thẻn, một kiểu trang phục được các nhà nghiên cứu đánh giá có giá trị thẩm mỹ cao trong lối tạo hình không giống với các tộc người khác. Từ đó, lý giải phần nào những giá trị nghệ thuật tạo hình trên trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn để nhận diện, bảo tồn và phát huy đúng giá trị trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay.