• Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

Giáo dục năng lực thẩm mỹ cho học sinh Trung học cơ sở thông qua học mỹ thuật

Giáo dục là một hiện tượng xã hội diễn ra quá trình trao truyền tri thức, kinh nghiệm giữa con người với con người thông qua ngôn ngữ, chữ viết và các hệ thống ký hiệu khác nhằm kế thừa và duy trì sự tồn tại, tiến hóa và phát triển của nhân loại. Trong đó, giáo dục năng lực thẩm mỹ cho học sinh nói chung, học sinh trung học cơ sở (THCS) nói riêng thông qua học mỹ thuật có tính thời sự và giá trị lâu dài đối với nền giáo dục của mỗi quốc gia. Giáo dục thẩm mỹ cần quan tâm đến các phương diện giáo dục thẩm mỹ như: giáo dục năng lực thể hiện mỹ thuật, giáo dục năng lực cảm thụ mỹ thuật, giáo dục năng lực ứng dụng mỹ thuật. Đây cũng là những mấu chốt trong giáo dục thẩm mỹ thông qua học mỹ thuật.

Để có những tác phẩm văn học, nghệ thuật "sống mãi với thời gian"

Văn học nghệ thuật (VHNT) ra đời đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn và cốt cách con người Việt Nam, tiếp nối mạch nguồn truyền thống dân tộc. VHNT cách mạng của đất nước ta cũng như VHNT từ đổi mới đến nay đã đồng hành cùng dân tộc, bồi đắp, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam phát triển bền vững.

Tạo hình điêu khắc trang trí phiến điểm góc Makara ở đền tháp Po Klaong Girai

Đền tháp Po Klaong Girai là một trong nhóm kiến trúc đền tháp có vai trò quan trọng như điểm mốc đánh dấu lịch sử phát triển phong cách nghệ thuật cuối cùng của hệ thống đền tháp Champa. Nghệ thuật điêu khắc trang trí của đền tháp Po Klaong Girai phong cách muộn chứa đựng những biểu hiện riêng qua các yếu tố nghệ thuật tạo hình trang trí được xem xét trên nền tảng của một quá trình phát triển, chắt lọc, tiếp biến văn hóa dưới sự tác động của cả không gian và thời gian. Trong đó, yếu tố tạo hình có sự phát triển, biến đổi rõ nét nhất chính là nhóm các phiến đá điểm góc trang trí hình Makara ở trên đền tháp. Tạo hình điêu khắc trang trí này nổi bật trên kiến trúc đền tháp Po Klaong Girai với tư tưởng tín ngưỡng của văn hóa Ấn hòa cùng với hệ tư tưởng bản địa để tạo nên kiểu thức trang trí mang đậm sự kế thừa truyền thống của cư dân Chăm xưa.

Những đóng góp của nghệ thuật đồ trang sức Champa đối với nghệ thuật trang sức Việt Nam

Nền nghệ thuật Champa đã để lại một khối lượng di tích và di vật rất lớn về kiến trúc, điêu khắc đá, các loại đồ đồng, đồ gốm, đồ thờ cúng bằng vàng và bạc. Các loại hiện vật này phản ánh những nét sinh hoạt trong xã hội Champa xưa, từ đời thường đến tôn giáo và cung đình, chúng có giá trị về nhiều mặt, đặc biệt hơn cả là nghệ thuật chế tác trang sức của cư dân Champa. Trong nghệ thuật trang sức Champa, sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với bối cảnh lịch sử, tạo nên những đặc trưng, ý nghĩa độc đáo về cách tạo hình, về đề tài, hoa văn, kiểu dáng. Sự phát triển trong nghệ thuật trang sức Champa là tiền đề định hình cho sự phát triển trang sức Việt Nam.

Nhận diện hội họa sơn mài Thành phố Hồ Chí Minh từ 1986 đến nay

Hội họa sơn mài tại TP.HCM trong giai đoạn từ 1986 đến nay cần xác định nội dung, hình thức tạo hình nghệ thuật, chất liệu và hình thức thể hiện để nhận diện đặc điểm và nét độc đáo trong sáng tác của các họa sĩ qua những chặng đường phát triển của Sài Gòn - Gia Định xưa và TP.HCM ngày nay. Thông qua những thời điểm lịch sử và công cuộc đổi mới của đất nước, họa sĩ có điều kiện tiếp xúc với nhiều hình thức sáng tác nghệ thuật trong nước và trên thế giới để từ đó định hình được phong cách sáng tác, tạo nên bức tranh toàn cảnh đầy màu sắc cho nền hội họa sơn mài TP.HCM.

Đặc trưng phong cách nghệ thuật trang trí trên kiến trúc hiện đại tại Sài Gòn, giai đoạn 1954-1975 (Trường hợp Dinh Độc lập và Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh)

Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc hiện đại tại Sài Gòn giai đoạn 1954-1975 đã được lưu giữ trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại đất Sài Gòn, như Dinh Độc lập và Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM. Những biểu hiện đặc trưng của nghệ thuật trang trí trên kiến trúc đó có tính truyền thống rõ nét. Bởi một hệ thống hoa văn họa tiết độc đáo như nhóm môtíp trang trí hoa văn hình học, nhóm hoa văn chiết tự và nhóm môtíp trang trí lam (Brise-soleil) trên mặt đứng của kiến trúc.

Giải pháp áp dụng yếu tố trang trí chạm khắc đình làng Đình So vào thiết kế túi xách thời trang

Hình ảnh chạm khắc nghệ thuật dân gian truyền thống ngày càng trở nên mạnh mẽ trong việc ghi dấu ấn trên các tác phẩm thiết kế ứng dụng của Việt Nam đương đại; trong đó, nghệ thuật chạm khắc trang trí trên kiến trúc đình làng Việt (TK XVIII-XIX), như “đình làng Đình So” (Đình So) là một trong những nguồn tư liệu quý giá tiêu biểu được ứng dụng vào nghệ thuật thiết kế trang trí túi xách thời trang hiện nay; đồng thời, là điều cần thiết trong việc bảo tồn và phát triển vốn nghệ thuật dân gian truyền thống.

Phạm Hậu - Người đặt nền móng cho nghệ thuật sơn mài đầu tiên của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Trong số các nghệ sĩ sáng tác sơn mài Việt Nam từ năm 1930 đến nay, Phạm Hậu, người đã đặt nền móng cho nghệ thuật sơn mài ứng dụng Việt Nam và cũng là nhà giáo, nhà nghiên cứu có công xây dựng, đào tạo các thế hệ học trò của Trường Mỹ nghệ Việt Nam trong nhiều thập niên qua và hiện nay là Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Trường, bài viết nghiên cứu về giá trị nghệ thuật sơn mài trang trí thông qua các sản phẩm nghệ thuật sơn mài ứng dụng tiêu biểu của họa sĩ Phạm Hậu là bắt đầu cho sự phát triển mỹ thuật ứng dụng trong dòng chảy mỹ thuật Việt Nam.