• Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

Tạo lập văn hóa xem tranh trong cộng đồng

Xem tranh và nhu cầu thưởng thức tác phẩm mỹ thuật ở bảo tàng, gallery... không chỉ là món ăn tinh thần, giải trí hiệu quả mà còn là tìm kiếm những cơ hội học tập, khám phá hoặc trải nghiệm những điều bổ ích và thú vị. Hoạt động xem tranh có thể được coi là kết quả của một chuỗi hoạt động của nhiều chủ thể và khách thể khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết, tôi xin được luận bàn đôi điều về văn hóa xem tranh nhìn từ giác độ nhu cầu thưởng thức tác phẩm mỹ thuật, một yếu tố quan trọng trong việc góp phần xây dựng thị trường nghệ thuật này.

Vài nét phác họa hai thập kỷ của nghệ thuật đương đại Việt Nam

Được biết đến và xuất hiện ở Việt Nam từ nửa đầu những năm 1990, các hình thức nghệ thuật đương đại (1) ở Việt Nam đã từng bước phát triển trong cộng đồng nghệ sĩ cũng như nhận được sự quan tâm của ngày càng đông đảo công chúng. Nhìn lại hai thập kỷ tiến triển của nghệ thuật đương đại ở Việt Nam là dịp để nhận diện rõ nét hơn nhiệt huyết sáng tạo của nghệ sĩ trong nước dành để cống hiến cho công chúng, xã hội, cũng như mong ước của họ về một sự đồng hành mạnh mẽ hơn từ phía các cơ quan quản lý và sự hỗ trợ cho văn hóa nghệ thuật của toàn xã hội, nhằm thúc đẩy một sự phát triển sáng tạo, tiến bộ, tương ứng với vị thế mới của đất nước trên trường quốc tế trong thời kỳ hội nhập thực sự sâu rộng hiện nay.

Những biến đổi trong ngôn ngữ hội họa Việt Nam giai đoạn 1925-1945

Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ra đời là một cánh cửa mở ra một chân trời mới, hướng đến một kiến thức mới về thẩm mỹ và việc sáng tạo hội họa. Sự kiện này đặt họa sĩ và công chúng trước một nếp suy nghĩ và tiếp cận mới với cuộc sống đương thời. Trong sự trao đổi văn hóa này có cả việc chấp nhận cũng như chắt lọc tinh hoa nghệ thuật hội họa được coi là giá trị của toàn nhân loại, như các trường phái cổ điển, lãng mạn, hiện thực… cũng như ấn tượng đang là một trào lưu mạnh mẽ ở nước Pháp. Từ cuộc gặp gỡ và đối thoại ấy, các họa sĩ Việt Nam đã sớm nắm bắt được nguyên lý và thủ pháp tạo hình trong hội họa hiện đại, khẳng định tên tuổi của mình ra thế giới bằng những tác phẩm trên nhiều chất liệu tạo hình (đặc biệt chất liệu lụa và sơn mài).

Sức mạnh của tranh cổ động phòng, chống dịch COVID-19

Tranh cổ động là một trong những phương tiện truyền thông thị giác cũng như phương tiện truyền thông nói chung, mang chức năng giao tiếp, giáo dục và liên kết xã hội… với ngôn ngữ biểu đạt đặc thù. Trong vòng 5 ngày (10 đến 15-3-2020), một số họa sĩ đã nhiệt tình tham gia sáng tác tranh cổ động phòng chống dịch COVID-19 khi Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) phát động chương trình. 14 trong số 103 bức gửi đến Ban tổ chức đã được lựa chọn để in và phát hành toàn quốc, truyền tải những thông điệp như sử dụng khẩu trang thường xuyên, rửa tay đúng cách, không tụ tập đông người để tránh nguy cơ lây nhiễm, ở nhà là an toàn,… nhắc nhở người dân thực hiện những biện pháp chống dịch COVID-19; đặc biệt là các khẩu hiệu tuyên truyền liêt kết cộng đồng cùng chống dịch COVID-19.

Họa sĩ Việt Nam trong thời kỳ Mỹ thuật Đông Dương

Hội họa Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945 là bước chuyển từ nền mỹ thuật dân gian sang nền mỹ thuật hiện đại có tính bác học, hàn lâm, là tiền đề cho nền hội họa Việt Nam hiện đại. Thế hệ các họa sĩ giai đoạn này, như Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân, Trần Bình Lộc, Nguyễn Đỗ Cung, Lưu Văn Sìn, Trần Văn Cẩn, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Lê Văn Đệ… xứng đáng là những bậc thày, như tấm gương chiếu rọi cho các thế hệ họa sĩ kế tiếp, cho chúng ta những bài học về sự sáng tạo và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Đề tài chiến tranh trong nghệ thuật tạo hình của Lê Bá Đảng

Phong cách nghệ thuật của họa sĩ Lê Bá Đảng (1) đã là một hiện tượng tiêu biểu, được đón nhận và tôn vinh ở phương Tây trong những năm cuối của TK XX. Các tác phẩm vẽ về chủ đề chiến tranh của ông không chỉ khẳng định phong cách sáng tác của ông mà điều quan trọng là thể hiện tấm lòng của một người con xa quê luôn hướng về đất mẹ. Hình ảnh cuộc chiến tại Việt Nam được đề cập trong bài viết được lấy từ tư liệu cụ thể qua một số tác phẩm nghệ thuật của ông hiện đang lưu giữ tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Độc đáo bức phù điêu A Di Đà tại chùa Tam Thanh, Lạng Sơn

Chùa Tam Thanh có từ thời Lê, nằm trong động núi thuộc địa phận xã Vĩnh Trại, châu Thoát Lãng (nay là phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn). Trong chùa hiện còn bức tượng ma nhai (1) đức Phật A Di Đà có phong cách nghệ thuật TK XVII. Việc thờ A Di Đà vốn rất phát triển ở chùa miền Bắc Việt Nam nhưng các tượng A Di Đà thường được tạc dưới dạng tượng ngồi, dạng tượng A Di Đà đứng ít gặp hơn. Tượng ma nhai thể hiện đức A Di Đà đứng (A Di Đà tiếp dẫn) trên vách động ở chùa Tam Thanh là trường hợp đặc biệt, chưa thấy ở nơi khác.

Ba đạo sắc phong niên hiệu Hồng Đức

Sắc phong thần là văn bản của triều đình ban phong cho các vị thần được thờ trong đình làng nói riêng, cũng như trong các không gian tín ngưỡng khác, như đền, miếu, am phủ… Trong văn bản học, một đạo sắc phong có giá trị nghiên cứu ở nhiều phương diện. Nếu nội dung của sắc phong ghi nhận công trạng, chứa đựng những mỹ tự ban phong, đồng thời cho thấy ý nghĩa cùng thời gian ra đời văn bản thì hình thức của sắc phong, bao gồm các đồ án hoa văn, thể thức văn bản, chất liệu, màu sắc lại mang đến những cảm nhận thẩm mỹ. Trong một chừng mực nhất định, những giá trị thẩm mỹ lưu giữ trên những đạo sắc còn phản ánh đặc trưng, phong cách nghệ thuật của thời đại.

Hoa văn và nghệ thuật trang trí chùa Khmer ở Nam Bộ

Như chúng ta đã biết, mỗi ngôi chùa Khmer được dựng lên không chỉ nhằm phục vụ cho đời sống tôn giáo mà còn là một công trình có ý nghĩa về thẩm mỹ. Vì vậy, người Khmer luôn ý thức trong việc trang trí ngôi chùa sao cho thật đẹp, lộng lẫy. Các hình thức được sử dụng trong trang trí chùa Khmer ở Nam Bộ hiện nay phổ biến là sử dụng hoa văn trang trí; các loại tượng tròn (1); phù điêu và hội họa.

Những biến đổi về hình thức và nội dung trong quảng cáo ngoài trời

Từ khi nền kinh tế đất nước được đổi mới, mở cửa, lĩnh vực quảng cáo thương mại ở Việt Nam đã sớm định hình, đóng vai trò quan trọng, làm cầu nối giữa nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Trong đó, các bảng biển, hình thức, chương trình quảng cáo ngoài trời (QCNT) đã góp phần khuyến khích sức tiêu thụ sản phẩm trên thị trường qua kênh thị giác. Đây là mắt xích, một khâu quan trọng trong chiến lược tiếp thị sản phẩm hàng hóa trên thị trường, là một phần không thể thiếu trong thiết kế quảng cáo của bộ nhận diện sản phẩm.

Một cái nhìn về mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới

Đại hội Đảng lần thứ VI, tháng 12 - 1986, đã quyết định thay đổi chính sách kinh tế, tiến tới xóa bỏ cơ chế bao cấp, khuyến khích tư nhân kinh doanh, mở cửa hợp tác với nước ngoài. Những thay đổi thời cuộc, đặc biệt là sự hội nhập về kinh tế, đã tác động nhanh chóng và sâu sắc đến tâm lý cũng như nhu cầu thụ hưởng vật chất của người dân. Bên cạnh đó, sự mở cửa về ngoại giao và kinh tế cũng kéo theo những làn gió mới trong các trào lưu văn hóa, phong cách sống. Tất cả đều tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tâm lý sáng tác của giới mỹ thuật.