• Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

Giải pháp bảo tồn nghệ thuật tượng lăng mộ thế kỷ XVII-XVIII ở Bắc Bộ hiện nay

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, nghệ thuật đang là vấn đề cấp bách gắn liền với thực tiễn phát triển ở Việt Nam. Việc tìm kiếm những giải pháp phù hợp hơn trong công tác bảo tồn, phục dựng các loại hình di sản văn hóa nói chung, nghệ thuật lăng mộ, tượng lăng mộ nói riêng đang đặt ra nhiều thách thức. Một số đề án, công trình khoa học ở các cấp hình thành với mục đích kiếm tìm những ý tưởng mới phù hợp hơn trong công tác đánh giá thực trạng, đưa ra giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị trong tình hình hiện nay là điều tất yếu. Đặc biệt, đối với nghệ thuật tượng lăng mộ có niên đại TK XVII-XVIII ở Bắc Bộ đang có nhiều dấu hiệu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Khảo cứu, đánh giá đúng thực trạng là giải pháp đầu tiên trước khi có những giải pháp hữu hiệu khác trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật của đối tượng đặc thù này.

Hình tượng trẻ em trong hội họa Việt Nam giai đoạn sau đổi mới với những vấn đề phản biện xã hội

Hình tượng trẻ em trong mỹ thuật Việt Nam nói chung và hội họa nói riêng thường thể hiện vẻ hồn nhiên, trong sáng gắn với những chủ đề tuổi thơ, ký ức, gia đình... Qua đó cho thấy, trẻ em luôn được nâng niu, chăm sóc, bao bọc và trở thành nhân tố kết nối mọi thành viên trong gia đình, cộng đồng. Từ sau giai đoạn đổi mới (năm 1986) đến nay, cùng với sự thay đổi, phát triển của xã hội, bên cạnh lối thể hiện quen thuộc, cách nhìn về trẻ em đa chiều hơn, mạnh dạn đi vào những nội dung mang tính phản biện mọi mặt còn hạn chế của đời sống

Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật tượng lăng mộ ở Lăng Quận Vân (Hà Nội)

Nghệ thuật là một trong những sản phẩm đặc thù điển hình của mỗi nền văn hóa quốc gia, là kết quả của sự sáng tạo từ người nghệ sĩ tạo nên tác phẩm trong quan niệm ở mỗi thời kỳ lịch sử. Tác phẩm nghệ thuật, có thể là vật chất hoặc phi vật chất và mang những giá trị lớn về tinh thần, tư tưởng, cảm xúc tới người thưởng thức nghệ thuật; từ những giá trị nghệ thuật đó, trên nền tảng lịch sử và văn hóa quốc gia, quần thể nghệ thuật tượng lăng mộ ở lăng Quận Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội như một sự đánh dấu bước phát triển về nghệ thuật kiến tạo tượng lăng mộ của những năm cuối TK XVII, đầu TK XVIII ở Việt Nam. Bài viết đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị nghệ thuật của khu lăng mộ Quận Vân nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa và nghệ thuật tích cực vào thực tiễn

Giá trị nghệ thuật từ các tác phẩm tranh lụa của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Tranh lụa hiện đại Việt Nam lần đầu được thế giới biết đến vào đầu những năm 1930, qua các tác phẩm của danh họa Nguyễn Phan Chánh. Tiếp đó, những năm 1930-1945, có thể coi là thời kỳ hoàng kim của tranh lụa, bởi hầu hết, các họa sĩ thế hệ Mỹ thuật Đông Dương đều từng thử nghiệm. Ở các giai đoạn lịch sử, cùng với nhiều chất liệu tạo hình khác, tranh lụa là một phần không thể tách rời dòng chảy lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam luôn đồng hành và kịp thời lưu giữ những tác phẩm tranh lụa đặc sắc, tiêu biểu nhất của nhiều thế hệ họa sĩ để có được bộ sưu tập tranh lụa ngày một đầy đặn và chất lượng. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi tranh lụa có dấu hiệu hồi sinh tích cực, Bảo tàng đã kịp thời nghiên cứu, chọn lọc sưu tầm nhiều tác phẩm mới với chất lượng cao, phong cách và ngôn ngữ tạo hình phong phú.

Tính trừu tượng trong các tác phẩm Composition của họa sĩ Wassily Kandinsky

Wassily Kandinsky (1866-1944) là một họa sĩ và cũng là nhà lý luận nghệ thuật của Nga. Ông là một trong những họa sĩ tiên phong trên con đường nghiên cứu về khái niệm trừu tượng vào những năm đầu TK XX. Những tác phẩm có sức ảnh hưởng và tham vọng nhất của ông chính là 10 bức tranh có tên Bố cục (Composition) (1). Mỗi bức họa phi thường này, cùng với bản phác thảo của chúng, đều đào sâu vào cách sử dụng màu sắc đầy cuốn hút. Kandinsky đã vẽ hàng trăm bức họa và cả tranh in trong gần 50 năm hội họa của mình, nhưng chỉ có mười tác phẩm là được ông đặt tên là Composition.

Hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc gốm hoa lam thời Lê sơ

Trong đặc trưng của loại hình mỹ thuật, mọi sự phân định giữa các thành tố chỉ mang tính tương đối trong tính toàn vẹn của nghệ thuật. Với điêu khắc, ở một khía cạnh độc lập, tạo khắc, hội họa hay trang trí là ba thành tố quan trọng trong các mối quan hệ thẩm mỹ, giữa chúng luôn có sự hoán đổi vai trò thể hiện từ hình thức đến nội dung để tạo nên hình tượng nghệ thuật điêu khắc mang những đặc trưng giá trị nghệ thuật riêng biệt.

Khoa học và màu sắc trong tranh của chủ nghĩa tân ấn tượng

Chủ nghĩa tân ấn tượng ra đời đã mở ra một bước ngoặt trong lịch sử nghệ thuật tạo hình. Các họa sĩ ấn tượng và tân ấn tượng đã áp dụng các lý thuyết khoa học về quang học màu sắc của Isaac Newton và Michel Eugène Chevreul để tạo ra một kỹ thuật hội họa mới. Điều này đã làm thay đổi cách nhìn toàn diện về lý thuyết màu sắc trong hội họa mà trước đó nhiều thế hệ họa sĩ vẫn đi theo. Mỗi bức tranh của họ đều được áp dụng một cách chặt chẽ giữa khoa học và màu sắc. Từ đó, họ tạo nên nhiều bức tranh có màu sắc lung linh, tươi sáng rực rỡ. Những bức tranh của các họa sĩ trường phái đã góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của nền hội họa thế giới.

Ứng dụng văn hóa truyền thống trong thiết kế Việt Nam đương đại

Việt Nam có lịch sử lâu đời, văn hóa truyền thống giàu nội hàm. Hiểu rõ về văn hóa truyền thống, chắt lọc các yếu tố thẩm mỹ đặc trưng của văn hóa truyền thống, tích hợp công nghệ hiện đại và áp dụng phương pháp thiết kế sáng tạo mẫu mã, bao bì sản phẩm là một vấn đề quan trọng của các nhà thiết kế hiện đại. Sự kết hợp hài hòa không chỉ làm tăng giá trị thẩm mỹ, khả năng tiêu thụ của sản phẩm mà còn làm tăng sự tự tin về văn hóa và sử dụng quyền lực mềm của văn hóa trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, thương mại quốc tế.

Nghệ thuật tạo hình điêu khắc đương đại với chất liệu sơn ta

Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam có một quá trình lịch sử phát triển liên tục. Sự đa dạng của điêu khắc cổ Việt Nam không chỉ hình thành nên các mảng điêu khắc qua từng thời kỳ, từng dân tộc mà còn tiếp nối chất liệu cho tới tận nền điêu khắc đương đại Việt Nam. Một trong những chất liệu đó là chất liệu sơn ta. Đó là chất liệu quý, đẹp, góp phần lớn vào việc bảo tồn gìn giữ được lâu dài các tác phẩm điêu khắc. Đồng thời nó cũng đem đến những thành công nhất định, những vẻ đẹp rất riêng của một nghệ thuật tạo hình điêu khắc.

Sử dụng hình ảnh trong thiết kế đồ họa áp phích

Ngôn ngữ của nghệ thuật thị giác là hình ảnh. Thiết kế đồ họa là việc tạo ra các giải pháp hình ảnh để truyền tải một thông điệp. Hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp của một sản phẩm đồ họa tới người xem, đồng thời tạo nên phong cách nghệ thuật, hiệu ứng thị giác để thu hút sự chú ý của công chúng. Ngày nay, thuật ngữ áp phích không còn xa lạ, xuất hiện ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Tuy nhiên, để gặp được áp phích đẹp, gây ấn tượng thẩm mỹ là rất khó. Vì vậy, cần sử dụng hình ảnh thế nào để vừa đạt hiệu quả thẩm mỹ, vừa truyền thông điệp nhanh chóng nhất, ấn tượng nhất?

Những dự báo về sự chuyển mình của nghệ thuật điêu khắc - nhìn từ các tác phẩm đạt giải Triển lãm điêu khắc toàn quốc

Với kết quả và số lượng các tác giả, tác phẩm tham gia ngày càng gia tăng từ các lần triển lãm điêu khắc định kỳ trong vòng 5 thập kỷ vừa qua (1973-2013), cho chúng ta nhìn nhận một cách khái quát và rõ nét được tính tích cực của ngành điêu khắc hiện đại. Bằng những sự diễn giải của ngôn ngữ điêu khắc, các nhà điêu khắc gồm nhiều thế hệ đã tạo nên bức tranh toàn cảnh của xã hội Việt Nam qua 5 thập kỷ có rất nhiều sự biến động, nhưng sự phát triển ngày càng có hướng tích cực hơn, tiếp cận công nghệ và nhạy bén hơn rất nhiều. Nhìn từ tác phẩm đạt giải trong 5 kỳ triển lãm vừa qua để bước đầu đánh giá, nhận xét và dự báo về sự phát triển của loại hình nghệ thuật này với tính ứng dụng của nó trong đời sống xã hội đương đại.