• Văn hóa > Đương đại

Bồi dưỡng kỹ năng ứng xử trên mạng xã hội cho sinh viên hiện nay

Mạng xã hội (MXH) đã và đang trở thành phương tiện thông tin phổ biến, thiết yếu trong đời sống con người nói chung, sinh viên ở Việt Nam nói riêng. Bên cạnh những mặt tích cực, MXH cũng chứa đựng và tiềm ẩn nguy cơ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sinh viên nếu họ không có ý thức, kỹ năng ứng xử phù hợp. Vì vậy, việc bồi dưỡng kỹ năng ứng xử trên MXH cho sinh viên rất cần thiết, giúp họ khai thác, sử dụng, phát huy lợi thế của MXH trong quá trình học tập tại trường và công tác sau này.

Góp bàn về văn hóa đọc trong xã hội hiện đại

Từ khi nhân loại phát minh ra văn tự, chữ viết, sách/ tài liệu đã trở thành kênh thông tin quan trọng truyền bá tri thức và các giá trị văn hóa của xã hội loài người từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đọc sách/ tài liệu trở thành một hoạt động không thể thiếu của con người để tiếp thu thông tin, tri thức và kinh nghiệm của những người đi trước, vận dụng vào thực tiễn, hoàn thiện bản thân. Văn hóa đọc với cách hiểu là thước đo mức độ tiếp thu và vận dụng sáng tạo, tri thức, kinh nghiệm, các giá trị văn hóa trong tài liệu vào thực tiễn đã trở thành yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, đặc biệt trong xã hội hiện đại - xã hội thông tin. Đồng thời, sự biến đổi của xã hội ngày nay, đặc trưng là sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ hiện đại dẫn tới quá trình chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực hoạt động thông tin - thư viện và xuất bản tài liệu đã tạo ra những cơ hội và thách thức mới với sự phát triển của văn hóa đọc

Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về xuất bản ở Việt Nam hiện nay

Hợp tác quốc tế đã và đang trở thành một xu hướng chủ đạo của ngành Xuất bản ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở định hướng chiến lược hội nhập quốc tế về văn hóa, quá trình hợp tác quốc tế về xuất bản vừa góp phần gia tăng tiềm lực đất nước, quảng bá giá trị văn hóa Việt Nam; đồng thời tạo điều kiện để độc giả trong nước tiếp cận với giá trị văn hóa tiên tiến của nhân loại. Bài viết nghiên cứu các yếu tố tác động đến hợp tác quốc tế về xuất bản và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này.

Xu hướng biến đổi văn hóa đọc của sinh viên các trường đại học nước ta trước tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có văn hóa đọc. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, việc đọc sách, báo qua internet đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Văn hóa đọc giúp sinh viên các trường đại học nước ta lĩnh hội tri thức, hệ thống khái niệm khoa học, kỹ năng nghề nghiệp, phát triển phẩm chất nhân cách nghề nghiệp tương lai; hỗ trợ cho việc nâng cao trình độ học tập và nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao khả năng tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo của sinh viên. Do đó, nghiên cứu xu hướng biến đổi văn hóa đọc của sinh viên các trường đại học nước ta trước tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 có ý nghĩa quan trọng, là chìa khóa quan trọng thúc đẩy phát triển văn hóa đọc trong thời đại số.

Xây dựng môi trường văn hóa số: xu thế tất yếu và những thách thức đặt ra

Sự ra đời, phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội ở Việt Nam mở ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi để phát triển con người toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, tiến bộ là những thách thức đặt ra. Xây dựng môi trường văn hóa số với những giá trị nhân văn, nhân bản sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để phát huy những mặt tích cực, khắc phục những bất cập, hạn chế, đảm bảo an ninh, an toàn con người và sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm khi ứng xử trên không gian mạng

Thời đại số (digital age) hay còn được gọi là thời đại thông tin, thời đại máy tính số hoặc thời đại truyền thông mới là “một giai đoạn trong lịch sử nhân loại với sự chuyển đổi từ ngành công nghiệp truyền thống mà cuộc cách mạng công nghiệp đã mang lại thông qua quá trình công nghiệp hóa, sang nền kinh tế dựa trên số hóa” (1). Chính sự phát triển của ngành công nghệ thông tin đã đưa con người bước vào một giai đoạn phát triển mới hiện đại hơn, thông minh hơn, tiện ích hơn. Thế nhưng bên cạnh những tiện ích đó, cũng tồn tại những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của chúng ta, đặc biệt về cách hành xử trên mạng xã hội. Nói bao quát hơn chính là văn hóa ứng xử của mỗi cá nhân trong môi trường số.

Phát huy nguồn lực văn hóa tỉnh Thái Bình trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, để khơi dậy “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh” như tinh thần Văn kiện Đại hội XIII đã chỉ ra, việc tập trung các nguồn lực để phát triển, trong đó, nguồn lực văn hóa có ý nghĩa quyết định. Với vùng đất giàu truyền thống văn hóa như tỉnh Thái Bình, việc huy động nguồn lực văn hóa để phát triển kinh tế, xã hội vừa mở ra cơ hội mới cho quá trình phát triển, vừa giúp gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa.

Biến đổi về phương thức mưu sinh của người dân làng Xuân La (Hà Nội)

Làng Xuân La thuộc xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, là một làng thuộc vùng đồng chiêm trũng điển hình của châu thổ Bắc Bộ với xuất phát điểm khó khăn về mọi mặt, đồng ruộng ngập nước, cả năm chỉ cấy được một vụ lúa năng suất thấp, đời sống của người dân bấp bênh. Từ hoàn cảnh đó, người dân nơi đây đã khắc phục, tìm mọi phương thức mưu sinh để đảm bảo cuộc sống, trong đó có nghề nặn tò he, nay đã được cả nước biết đến. Vài chục năm sau Đổi mới (1986), bước vào nền kinh tế thị trường, cư dân của làng đã năng động, nhạy bén chuyển đổi phương thức mưu sinh, đem đến bộ mặt đổi mới cho làng quê.

Nhu cầu sự kiện văn hóa ở Hà Nội những năm gần đây

Hà Nội - vùng đất đa dạng văn hóa truyền thống hiện đại đan xen, những tác động văn hóa Đông Tây đương đại của thời kỳ hội nhập văn hóa toàn cầu hóa đã làm thay đổi diện mạo các giá trị văn hóa, tạo nên nhiều hình thức hoạt động văn hóa sáng tạo mới. Với sự tham gia tích cực của các ngành công nghiệp văn hóa, các thành phần kinh tế văn hóa, dịch vụ văn hóa phát triển đã làm cho hoạt động văn hóa nghệ thuật trở nên sôi động, trong đó hoạt động sự kiện văn hóa là điểm nhấn nổi bật về sáng tạo những năm gần đây. Hoạt động sự kiện đã tạo ra nhiều hình thức nghệ thuật mới, mang tính thích ứng chuyên nghiệp cao, được công chúng yêu thích, xã hội ghi nhận.