• Văn hóa > Đương đại

Xây dựng văn hóa nhà trường hướng tới trường học hạnh phúc

Trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo hiện nay, bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn, việc tạo ra môi trường học tập tích cực, thân thiện tiến đến mục tiêu “Trường học hạnh phúc - Thày cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc” không chỉ là đích đến mà còn là khát vọng của toàn xã hội. Xây dựng văn hóa nhà trường (VHNT) hướng tới trường học hạnh phúc (THHP) là một nội dung quan trọng, phản ánh quá trình tạo lập, duy trì và lan tỏa các giá trị cốt lõi của mỗi cơ sở giáo dục, hướng tới trường học thân thiện, đem đến sự hài lòng, thỏa mãn và đáp ứng tốt nhu cầu, quyền được học tập, giáo dục, rèn luyện một cách toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ cho người học.

Xác định cấu trúc của môi trường văn hóa công sở ở Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam, bối cảnh mới đã và đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với việc xây dựng môi trường văn hóa (MTVH) lành mạnh ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô: MTVH gia đình, nhà trường, nông thôn, thành thị, nơi công cộng… và đặc biệt là ở các công sở thuộc nhiều cấp độ thẩm quyền, ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Do vậy, từ nhiều năm nay, vấn đề xây dựng MTVH, trong đó có nội dung xây dựng MTVH công sở thường xuyên được Đảng và Nhà nước đặt ra như một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và định hướng trong xây dựng cán bộ

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm sâu sắc, toàn diện về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là sự kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Trong hệ thống tư tưởng của Người, vấn đề tự lực, tự cường được đề cập sâu sắc và có giá trị thực tiễn lâu bền; không chỉ là nền tảng để giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn là để xây dựng người cán bộ vừa “hồng”, vừa “chuyên” và thực hiện mong “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa” (1).

Giải pháp nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay

Đạo đức công vụ là đạo đức thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức bao gồm hệ thống nguyên tắc, chuẩn mực dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa cán bộ, công chức, viên chức với tổ chức, công dân, thể hiện ở lương tâm và trách nhiệm vì lợi ích chung, ý thức việc cần phải làm và mong muốn được làm vì lợi ích chung đó. Đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước và nền công vụ nước ta coi là “cái nền”, “cái gốc” của đội ngũ cán bộ, công chức và được gói gọn trong 4 chữ “cần”, “kiệm”, “liêm”, “chính”, suy rộng ra là “nhân, nghĩa, trí, dũng, tín”.

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đối với lĩnh vực nghệ thuật

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC) là phương thức đào tạo sử dụng tín chỉ làm đơn vị đo kiến thức và đánh giá kết quả học tập của người học. sau khi tích lũy đủ lượng tín chỉ theo quy định, người học hoàn thành chương trình đào tạo và được cấp bằng tốt nghiệp. Đây là phương thức đào tạo linh hoạt, mềm dẻo, người học được làm chủ lộ trình học tập, được chủ động xây dựng kế hoạch và đăng ký học tập, tích lũy từng phần kiến thức theo tiến độ phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân và nhà trường, nhằm hoàn tất chương trình đào tạo.

Đào tạo nguồn nhân lực báo chí, truyền thông ở Việt Nam trong kỷ nguyên số hiện nay

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) mà cốt lõi là công nghệ số đã tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để thích ứng và tận dụng những thời cơ của cuộc CMCN 4.0, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số. Để thực hiện được mục tiêu này, bên cạnh xây dựng hạ tầng số, chúng ta đang thực hiện xây dựng nguồn nhân lực số, nhưng để thích ứng với thời đại số, kỷ nguyên số, vấn đề rất quan trọng là con người, chuẩn bị nguồn nhân lực có đủ năng lực để sử dụng công nghệ số. Báo chí, truyền thông là lĩnh vực chịu tác động trực tiếp, mạnh mẽ của công nghệ số, do đó cũng cần quan tâm chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới.

Phát huy giá trị văn hóa giữ nước của thanh niên quân đội hiện nay

Văn hóa giữ nước Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, được kế thừa, phát huy, phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác, là cầu nối gắn kết mỗi người Việt Nam yêu nước, khơi dậy mạch nguồn trí tuệ, tư tưởng, tình cảm và ý chí con người Việt Nam, tạo thành động lực nội sinh của dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đối với mỗi người dân Việt Nam nói chung, thanh niên quân đội nói riêng, văn hóa giữ nước luôn là thành tố quan trọng trong nhân cách, khi được khơi dậy và phát huy thường xuyên sẽ trực tiếp tạo ra động lực tinh thần to lớn thúc đẩy họ sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những yếu tố cấu thành môi trường văn hóa ở khu vực nông thôn mới

Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn hóa đã trở thành một lĩnh vực hết sức quan trọng, có vai trò làm bệ đỡ cho mọi hoạt động của tổ chức, cộng đồng và quốc gia. Điều này càng được khẳng định mạnh mẽ ở khu vực nông thôn, nơi văn hóa gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt và lao động của người nông dân, có khả năng tác động trực tiếp tới mỗi người dân và tạo ra những nét bản sắc riêng. Việc làm thế nào để tạo ra một môi trường văn hóa (MTVH) tích cực, phong phú, đa dạng và giàu bản sắc ở Việt Nam nói chung và khu vực nông thôn nói riêng đã trở thành yêu cầu quan trọng và cấp thiết hiện nay

Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người trong bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh, những giá trị văn hóa cốt lõi luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, bền bỉ, tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn giúp đất nước vượt qua nhiều gian lao, thử thách khắc nghiệt để vươn lên. Nhận thức được điều đó, Đảng, Nhà nước ta đã chú trọng phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa, con người Việt Nam trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội (ASXH), góp phần bảo đảm cuộc sống an toàn của nhân dân, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đất nước, “thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta”.