• Văn hóa > Đương đại

Văn hóa áo dài - giáo dục giá trị truyền thống cho thế hệ trẻ

Áo dài không chỉ là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật sâu sắc. Để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của áo dài trong đời sống văn hóa đương đại, cần giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu được những giá trị truyền thống của áo dài, cần xây dựng văn hóa áo dài trong đời sống xã hội, góp phần làm nâng cao đời sống tinh thần, giáo dục những giá trị văn hóa tốt đẹp cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Ứng xử văn hóa trên không gian mạng - Một số vấn đề và giải pháp

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet cùng với sự bùng nổ của các nền tảng truyền thông xã hội và sự phổ biến của các thiết bị kết nối mạng, đã tạo nên những thay đổi căn bản trong đời sống văn hóa, xã hội. Trong phạm vi bài viết, đề cập tới vấn đề ứng xử văn hóa trên không gian mạng, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu tiêu cực của quá trình chuyển đổi số hiện nay.

Hoạt động cố kết cộng đồng của gia đình Phật tử

Gia đình Phật tử (GĐPT) Việt Nam thoát thai từ Đoàn Thanh niên Phật học Đức Dục ra đời từ những năm 40 của TK XX (1) trong nhiều thập kỷ qua đã giữ vững mục tiêu, lý tưởng, hoài bão đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ. Đó là điều mà bất cứ đơn vị GĐPT ở ba miền Tổ quốc đều tự hào, nó mang ý nghĩa về sự tồn tại, hiện diện, tính “bền” của tổ chức. Bài viết lý giải các hoạt động của tổ chức GĐPT nhằm cố kết cộng đồng, phát triển cộng đồng. Các hoạt động tu học, huấn luyện, hoạt động thanh niên, trại hè, trại họp bạn, hoạt động văn nghệ, hoạt động xã hội vừa đáp ứng nội dung sinh hoạt trong khuôn khổ pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa đổi mới, sáng tạo để phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Gen Z và trào lưu phục dựng cổ phục Việt - Tương lai nối dài quá khứ

Việt Nam là một nước có nền văn hóa đa dạng, không chỉ về các phong tục, tập quán mà còn ở các nét đẹp văn hóa trang phục. Trang phục Việt Nam không chỉ đơn thuần là áo dài truyền thống hay áo bà ba mà còn rất nhiều cổ phục khác. Bài viết tập trung nghiên cứu những nét đặc trưng của cổ phục Việt và trào lưu phục dựng cổ phục Việt của giới trẻ hiện nay. Qua đó, đánh giá những ưu và nhược điểm của vấn đề nghiên cứu trên và đưa ra một số giải pháp nhằm gìn giữ giá trị và nâng cao ý nghĩa của cổ phục Việt - Tương lai nối dài quá khứ.

Vai trò của hoạt động giải trí đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay

Giải trí là nhu cầu cơ bản, thiết yếu, mang tính văn hóa - xã hội của con người ở các giai đoạn phát triển, đặc biệt là giai đoạn lão hóa. Theo dự báo, đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già (1). Già hóa dân số đặt ra những cơ hội và thách thức về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, đồng thời đòi hỏi mỗi quốc gia thực hiện những thay đổi trong chính sách an sinh dành cho người cao tuổi (NCT). Bên cạnh chăm sóc sức khỏe, đảm bảo điều kiện sống, thu nhập… nhu cầu văn hóa, giải trí của NCT cũng cần được quan tâm.

GenZ - Yếu tố tác động quan trọng thúc đẩy sự bùng nổ của Hallyu

Trào lưu văn hóa Hàn Quốc - Hallyu xâm nhập thị trường Việt Nam lần đầu tiên vào những năm 1997, 1998 - cũng chính là năm mà những đứa trẻ đầu tiên của thế hệ GenZ được sinh ra. Có thể nói, họ là những khán giả trẻ tuổi nhất tiếp nhận (hoặc chính xác hơn là “bị” tiếp nhận bởi những người lớn trong gia đình) văn hóa Hàn Quốc thông qua sản phẩm phim truyền hình và các bản nhạc phim được chiếu trên mọi kênh truyền hình thời đó; và đại bộ phận thế hệ được “thẩm thấu” văn hóa Hàn Quốc từ bé thì có lẽ văn hóa Hàn Quốc đã ảnh hưởng nhiều mặt trong đời sống, tư duy, hành động của nhiều bạn trẻ. Bài viết tập trung tìm hiểu vai trò thúc đẩy sự bùng nổ làn sóng Hallyu của thế hệ GenZ qua một số lĩnh vực: giải trí, phong cách sống và giáo dục, đào tạo ngoại ngữ…

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Đảng ta rất coi trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Bài viết này tập trung làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận về văn hóa doanh nghiệp. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Dấu ấn đậm nét về phát triển văn hóa trong nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XIII đến nay, cùng với những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng thì lĩnh vực văn hóa cũng đạt được những thành tựu nổi bật, góp phần kiến tạo nền tảng tinh thần xã hội, trở thành mục tiêu, động lực, sức mạnh nội sinh quan trọng, đảm bảo quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Giải pháp về xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của làng nghề truyền thống ở Hà Nội

Đến nay, sự tiếp cận văn hóa như là nguồn vốn - nguồn lực của sự phát triển kinh tế, xã hội vẫn còn khá mới mẻ. Trên cơ sở một số phân tích, đánh giá, bài viết nêu định hướng để huy động nguồn lực về xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của làng nghề truyền thống ở Hà Nội như: các thương hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý, “thương hiệu sáng tạo” và “sản phẩm thủ công mỹ nghệ”, cũng chính là yếu tố thứ 3 của nguồn lực văn hóa.

Xu hướng phát triển của xuất bản trước làn sóng công nghệ mới

ChatGPT, AI cùng một loạt công nghệ mới từ hoạt động chuyển đổi số đang tác động mạnh mẽ trên nhiều phương diện của đời sống xã hội, mà xuất bản cũng biểu hiện như một trong những lĩnh vực điển hình chịu sự tác động từ những đổi thay ấy. Vậy, diện mạo ngành Xuất bản đã thay đổi như thế nào trước những tác động đó; các tác giả, đơn vị xuất bản đã làm gì để tận dụng những ưu việt của công nghệ mới nhằm phát triển ngành công nghiệp sáng tạo nội dung này?