• Văn hóa > Du lịch

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trình độ quốc tế từ góc nhìn sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Với mục tiêu đào tạo theo hướng ứng dụng, thực học và thực hành đẳng cấp quốc tế, đồng thời là nơi cung cấp nguồn nhân lực du lịch trình độ quốc tế cho đất nước và khu vực, trong những năm qua, ngành Quản trị khách sạn tại Viện Đào tạo Quốc tế (NIIE) của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành không chỉ chú trọng đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề tốt, mà còn xác định hướng đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.

Giá trị văn hóa chợ phiên trong phát triển sản phẩm du lịch văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Văn hóa truyền thống đồng bào các dân tộc Việt Nam vừa nằm trong sự thống nhất, vừa mang những giá trị riêng biệt của mỗi tộc người, thể hiện ở phong tục tập quán, các nghi lễ, lễ hội, trang phục truyền thống, kho tàng văn học nghệ thuật, hội họa, kiến trúc... Trong thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo tồn, giữ gìn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thông qua việc gắn văn hóa với thúc đẩy sự phát triển của du lịch.

Khai thác các di tích lịch sử - văn hóa vào phát triển du lịch đêm ở Việt Nam hiện nay

Phát triển du lịch đêm là xu hướng được nhiều quốc gia quan tâm và đã có những nước thành công trong việc phát triển du lịch đêm. Du lịch Việt Nam sau một thời gian tăng trưởng mạnh, thu hút được số lượt du khách lớn cả trong và ngoài nước, thì vấn đề quan trọng là nâng cao chất lượng, đi vào chiều sâu, tăng nguồn thu từ ngành Du lịch. Do đó, phát triển du lịch đêm là hướng đi có thể đáp ứng được yêu cầu này và trên cơ sở nhận thức được rõ vai trò của du lịch đêm, một số địa phương đã chú ý khai thác các di tích lịch sử - văn hóa thành sản phẩm du lịch đêm, song vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần có những định hướng và giải pháp đồng bộ, thiết thực và có hiệu quả để phát huy được các di tích này vào thúc đẩy phát triển du lịch đêm, từ đó tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp không khói ở Việt Nam.

Giá trị văn hóa vật thể tiêu biểu của dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch văn hóa khu vực miền núi phía Bắc hiện nay

Từ đặc điểm địa cơ tầng sinh thái khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (Tây Bắc, Việt Bắc), hoạt động canh tác nông nghiệp từ dưới đáy thung lũng lên đỉnh núi phản ánh cơ tầng văn hóa chu kỳ vòng đời của cư dân nơi đây. Những giá trị vật thể biểu hiện sức sống duy tồn giàu bản sắc, tạo nên những sản phẩm văn hóa tộc người, cần được định hình, phát triển trong hoạt động du lịch văn hóa. Các sản phẩm du lịch văn hóa hữu hình được tạo thành từ không gian cảnh quan, sản phẩm nghề truyền thống tại các điểm du lịch. Sản phẩm văn hóa được giao lưu, xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch, tạo ảnh hưởng lan tỏa rộng rãi tới khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần gia tăng lợi ích kinh tế, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bảo tồn giá trị văn hóa cho đồng bào thiểu số vùng núi phía Bắc Việt Nam hiện nay.

Phát triển sản phẩm du lịch đêm ở Thành phố Hồ Chí Minh

Phát triển du lịch đêm ở Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan, tổ chức, nhà quản lý, doanh nghiệp và chuyên gia trong lĩnh vực du lịch. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký và ban hành Quyết định số 1129/QD- TTg ngày 27-7-2020 phê duyệt “Dự án phát triển kinh tế đêm tại Việt Nam” và ngày 14-7-2023, Bộ trưởng Bộ VHTTDL ban hành “Đề án một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm”. Theo đó, Đề án được triển khai nhằm phát huy lợi thế các dịch vụ đêm để phát triển sản phẩm du lịch đêm ở Việt Nam đa dạng, đặc sắc, bền vững. TP.HCM là địa phương có nhiều điều kiện để phát triển du lịch đêm như các điểm vui chơi giải trí, công trình kiến trúc, trải nghiệm tàu trên sông Sài Gòn, phố đi bộ, phố ẩm thực, trung tâm thương mại và điểm mua sắm… dù vậy, TP.HCM vẫn chưa phát huy hết tiềm năng về tài nguyên du lịch này .

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao

Vấn đề phát triển nhân lực, đặc biệt nhân lực có chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu của tình hình mới. Đây cũng là vấn đề đặt ra trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch Việt Nam một cách bền vững.

Khai thác giá trị văn hóa của làng nghề chằm nón lá trong hoạt động du lịch ở tỉnh Tây Ninh

Bài viết tập trung phân tích tiềm năng khai thác giá trị văn hóa của làng nghề chằm nón trong hoạt động du lịch của tỉnh Tây Ninh nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm du lịch mới lạ góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của vùng. Tác giả đã dùng phương pháp phỏng vấn sâu kết hợp với 260 mẫu bảng hỏi để thu thập thông tin từ các nghệ nhân chằm nón và khách du lịch. Qua đó, bài viết đưa ra những thách thức mà các làng nghề chằm nón đang đối mặt và tìm ra những giải pháp thích hợp để phát triển làng nghề và du lịch bền vững.

Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững của người Dao đỏ bản Tả Phìn (Lào Cai)

Quán triệt đường lối xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng ta, trong thời gian qua, công tác giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Dao đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhiều di sản văn hóa của người Dao với các nhóm khác nhau đã kịp thời được sưu tầm, kiểm kê, lưu giữ và phát huy vào cuộc sống. Trong đó, phương thức phát huy hiệu quả nhất là gắn với các hoạt động du lịch tại địa phương.