• Văn hóa > Du lịch

Vốn văn hóa cộng đồng trong phát triển du lịch: trường hợp người Thái ở bản Mạ (Thường Xuân, Thanh Hóa)

Trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa như hiện nay, vốn văn hóa nói chung, trong đó có vốn văn hóa cộng đồng trở thành một nguồn lực, một tài nguyên quan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, mang đến những lợi ích thiết thực cho các bên tham gia, đồng thời đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương. Chính vì thế, các tài sản văn hóa chung của cộng đồng ngày càng được sử dụng phổ biến cho các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, du lịch dựa vào cộng đồng… Tuy nhiên, trong thực tế, việc phát triển du lịch dựa vào vốn văn hóa cộng đồng ở Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải đi sâu tìm hiểu một cách thấu đáo. Từ trường hợp nghiên cứu cộng đồng người Thái ở Bản Mạ (Thường Xuân, Thanh Hóa), bài viết này cung cấp một góc nhìn về vai trò của vốn văn hóa cộng đồng như là một “nguồn lực” quan trọng, không thể thiếu trong phát triển du lịch cộng đồng ở các địa phương.

Quảng Trị: Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản gắn với phát triển du lịch

Đến với Quảng Trị, vùng đất linh thiêng, chúng ta tự hào về một thời quá khứ anh hùng của cách mạng Việt Nam. Nơi đây có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và da dạng cùng với hệ thống di tích dồi dào đã được xếp hạng. Việc phát huy hết giá trị của các hệ thống di tích, di tích lịch sử cách mạng tỉnh Quảng Trị, sẽ là nguồn tài nguyên, là cơ sở để đẩy nhanh quá trình đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Ngành Du lịch Việt Nam ứng phó với đại dịch COVID-19 - Bài 2: Những nỗ lực phục hồi và phát triển du lịch sau đại dịch COVID-19

Trước bối cảnh hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, ngành Du lịch tiếp tục thúc đẩy các hoạt động du lịch nội địa và quốc tế gắn với bảo đảm an toàn, chuẩn bị từ sớm, từ xa các giải pháp chuyển trạng thái dần thích ứng với bối cảnh bình thường mới, thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi, phát triển kinh tế.

Vai trò của văn hóa du lịch trong phát triển du lịch bền vững tại Ninh Bình

Phát triển du lịch bền vững là định hướng phát triển du lịch mang tính chiến lược của nhiều địa phương, quốc gia và khu vực. Phát triển du lịch cần đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế, xã hội, môi trường; bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch; không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai (1). Trong những năm qua, du lịch Ninh Bình từng bước phát triển và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại trong văn hóa quản lý, kinh doanh và ứng xử du lịch. Do đó, cần có những nhận thức đúng đắn về vai trò của văn hóa du lịch trong phát triển du lịch bền vững, từ đó có những định hướng và giải pháp cụ thể trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình.

Ngành Du lịch Việt Nam ứng phó với đại dịch COVID-19 - Bài 1: Đại dịch COVID-19 và những thách thức đặt ra

Du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng đã và đang phải trải qua những khó khăn chưa từng có. Ở trong nước, sau bốn đợt dịch bùng phát trên diện rộng từ đầu năm 2020, ngành Du lịch phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đứng trước những vấn đề nan giải mà đại dịch COVID-19 đặt ra, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, cũng như các cấp, các ngành đã chủ động, kịp thời thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt để phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh.

Quản lý di tích lịch sử ATK - thúc đẩy phát triển du lịch Tuyên Quang

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Kim Bình, Tân Trào (Tuyên Quang) đã vinh dự được Trung ương Đảng, Bác Hồ và Chính phủ chọn làm An toàn khu (ATK), nơi đưa ra nhiều quyết sách quan trọng về kháng chiến kiến quốc. Ngày nay, Kim Bình, Tân Trào đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt (DTQGĐB). Trải qua bao thăng trầm lịch sử, hai DTQGĐB này vẫn giữ nguyên giá trị trường tồn trong đời sống dân tộc. Bài viết tập trung về thực trạng công tác quản lý của hai di tích trong phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang, đồng thời đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trong phát triển du lịch.

Vai trò quy hoạch trong quản lý di tích thắng cảnh Hương Sơn gắn với phát triển du lịch xanh

Quản lý di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch xanh đang ngày càng phổ biến trên thế giới và trở thành xu hướng phát triển du lịch ở Việt Nam. Từ những thế mạnh của di sản văn hóa, nhiều địa phương đã chú trọng lập quy hoạch các điểm di tích lịch sử văn hóa để phát triển du lịch nhân văn. Thông qua hoạt động du lịch, nhận thức của cộng đồng được nâng cao, di tích lịch sử văn hóa và môi trường sinh thái được bảo vệ, gìn giữ. Tuy nhiên việc sử dụng, khai thác không hợp lý, hoặc không được quy hoạch một cách khoa học sẽ tác động tiêu cực đến môi trường thiên nhiên và cơ sở hạ tầng di tích lịch sử - văn hóa.

Phát huy giá trị hò sông Mã trong phát triển du lịch ở Thanh Hóa

Là một loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc, hò sông Mã vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị nhân văn độc đáo, luôn được người dân xứ Thanh xem là “thương hiệu nhận diện”, phản ánh sắc thái văn hóa truyền thống của địa phương. Nằm trong dòng chảy chung dưới sự tác động, ảnh hưởng của thời đại, các di sản văn hóa nói chung và hò sông Mã nói riêng đang dần mai một. Vì vậy, công tác bảo tồn, phục dựng di sản có ý nghĩa quan trọng trong việc gìn giữ các di sản văn hóa truyền thống. Bên cạnh công tác bảo tồn, cần đẩy mạnh khai thác du lịch từ giá trị của di sản hò sông Mã và xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc thu hút du khách trong nước và quốc tế. Trên cơ sở đó, vừa thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa, vừa đóng góp cho phát triển kinh tế, xã hội.