• Văn hóa > Du lịch

PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA TRONG THỜI KỲ MỚI

Di sản văn hóa được coi là tài nguyên quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là trong hoạt động du lịch. Việc khai thác các di sản văn hóa trong hoạt động du lịch phải đảm bảo tăng trưởng, nhưng không để lại những hậu quả tiêu cực cho văn hóa và môi trường bản địa. Vì vậy, vấn đề cân bằng giữa phát triển du lịch và gìn giữ di sản văn hóa luôn là mối quan tâm của những người làm du lịch có trách nhiệm.

NHÀ SÀN CỦA NGƯỜI SÁN CHỈ Ở PHÚ LƯƠNG, THÁI NGUYÊN

Trong bối cảnh hiện nay, đồng bào dân tộc thiểu số đang chuyển hướng sang làm các loại nhà hiện đại, nhất là những vùng thấp, gần thành thị, xu hướng này diễn ra ngày càng nhanh chóng. Cộng đồng người Sán Chỉ tại Phú Lương cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Trải qua quá trình phát triển và tiếp biến những yếu tố từ các cộng đồng khác, ngôi nhà sàn của người Sán Chỉ có nhiều biến đổi. Sự thay đổi này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm mất đi tính truyền thống vốn có của ngôi nhà sàn. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải tiến hành nghiên cứu, xây dựng tư liệu về nhà của người Sán Chỉ một cách hệ thống, cung cấp luận cứ khoa học để đưa ra những biện pháp bảo tồn, gìn giữ loại hình nhà sàn truyền thống cũng như bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc.

DU LỊCH HÀ NỘI 30 NĂM, MỘT CHẶNG ĐƯỜNG NHÌN LẠI

Thăng Long - Hà Nội mảnh đất có thế rồng cuộn, hổ ngồi, bốn phía đông, tây, nam, bắc tiện hình thế núi, sông, sau, trước đất rộng, bằng phẳng, cao ráo, sáng sủa... đã từng là niềm tự hào bởi nét quyến rũ của đô thị phương Đông, nơi mà ranh giới giữa thành phố và làng quê tan nhòa vào nhau. 30 năm đã trôi qua, kể từ ngày đổi mới đến nay bộ mặt thành phố Hà Nội đã có nhiều đổi thay, trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước.

TRIỂN VỌNG HỢP TÁC DU LỊCH VIỆT NAM - ẤN ĐỘ

Với những nét tương đồng về văn hóa, văn minh, Ấn Độ và Việt Nam có nhiều điều kiện, cơ hội thuận lợi trong hợp tác, giao lưu, trao đổi thương mại, dịch vụ trên mọi lĩnh vực. Sau gần nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao (1972) mối quan hệ giữa hai quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, an ninh quốc phòng, ngoại giao, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, du lịch…

HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TÂM LINH GẮN VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU

Tín ngưỡng thờ mẫu vốn được coi là tín ngưỡng dân gian bản địa quan trọng của người Việt, có sức sống bền bỉ, mãnh liệt trong tâm thức người dân. Tuy nhiên, kể từ năm 1954 cho đến những năm 90 TK XX tín ngưỡng này bị cấm đoán, bị coi là mê tín dị đoan, ngày nay thờ mẫu và nghi thức hầu đồng lại phát triển mạnh mẽ trong xã hội, đã chứng tỏ nhu cầu tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ mẫu của người dân ngày càng được nâng cao. Trước đây, người hành hương đến những địa điểm đền thờ, trung tâm thờ mẫu một cách tự phát, hiện nay các hãng du lịch đã bắt đầu xây dựng những chương trình, tour du lịch đáp ứng nhu cầu cho thị trường khách du lịch tâm linh.

SẢN PHẨM ĐẶC THÙ VÀ TÍNH CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH HÀ NỘI

Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp cao nhằm phục vụ và đáp ứng các nhu cầu của con người, do vậy, cần tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách. Hà Nội từ lâu là một điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, vì vậy, việc xây dựng các sản phẩm đặc thù, tạo thương hiệu nổi bật cho Hà Nội là những yêu cầu cấp thiết cho sự phát triển của thành phố. Bài viết đưa ra những vấn đề trong việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho điểm đến trong bối cảnh hội nhập.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN THANH HÓA

Thanh Hóa có vị trí địa lý giao thông thuận lợi, sở hữu nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú thuận lợi cho phát triển kinh tế ngành du lịch. Song, trong những năm qua du lịch Thanh Hóa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, do không có các giải pháp marketing du lịch phù hợp. Vì vậy, bài viết đưa ra một số giải pháp marketing du lịch giúp các nhà quản lý, hoạch định du lịch có chiến lược nhằm thu hút khách đến với Thanh Hóa.

DU LỊCH VĂN HÓA TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa, bài viết đánh giá những tác động của toàn cầu hóa tới văn hóa và phát triển du lịch văn hóa. Đồng thời, nhận định việc khai thác các giá trị văn hóa trong du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa.

NGUỒN LỰC VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH Ở KHU DI TÍCH LỊCH SỬ TÂN TRÀO

Những hoạt động quản lý nguồn lực văn hóa thực hiện bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch đến năm 2025 đã mở ra nhiều cơ hội để bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của dân tộc, phục vụ nghiên cứu khoa học, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Tuy nhiên, để khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào trở thành điểm du lịch hấp dẫn, cần có những chính sách văn hóa phù hợp, tăng cường sự quản lý nguồn lực văn hóa tại cơ sở, phát huy tiềm năng sẵn có để khai thác du lịch một cách hiệu quả.

DU LỊCH VIỆT NAM, TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc có tác động thúc đẩy ngành kinh tế phát triển. Trên thực tế, văn hóa du lịch Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với phát triển kinh tế xã hội. Từ góc nhìn văn hóa, bài viết nhận diện tiềm năng, lợi thế và một số thách thức cản trở sự phát triển và tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, kiến nghị một số giải pháp tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm môi trường cho phát triển du lịch một cách đồng bộ, hài hòa, hiệu quả và bền vững.