• Sự kiện: TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐẾN NĂM 2030

Tháng “Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Từ ngày 1-4 đến 3-5-2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức các hoạt động tháng “Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam” với các hoạt động hằng ngày, cuối tuần, sự kiện góp phần hưởng ứng tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19-4). Qua đó giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần quảng bá, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đa dạng phong phú các hoạt động thu hút khách du lịch trong dịp nghỉ lễ, hình thành điểm đến tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

“Mùa xuân và Tuổi trẻ” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 1 đến 31-3-2023, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động thiết thực, có ý nghĩa gắn với tình yêu và trách nhiệm của thế hệ trẻ với văn hóa dân tộc tại “Ngôi nhà chung”, cùng với các lễ hội và hoạt động dân ca, dân vũ mang khí sắc mùa xuân, sức trẻ góp phần thu hút khách du lịch, đoàn kết chung tay bảo tổn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Liên đoàn Xiếc VN: Chủ động tìm khán giả

Ngày 22-2-2023, tại Hà Nội, Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị khách hằng năm, một động thái rất đáng khích lệ đối với các đơn vị nghệ thuật, trong bối cảnh sân khấu đang thiếu vắng khán giả.

Vai trò văn hóa ứng xử của những người làm công tác di sản Thủ đô

Văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện có hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực thi công vụ và cung cấp các dịch vụ công cho xã hội. TP Hà Nội - Nơi tập trung nhiều di tích lịch sử văn hóa từ bao đời nay, cần phải gìn giữ và truyền thông lan tỏa tới công chúng trong và ngoài nước, góp phần phát huy những giá trị mà hệ thống các di tích mang lại. Việc xác định vai trò văn hóa ứng xử của đội ngũ viên chức phục vụ, thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập Khối Di sản của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội là rất quan trọng, nhằm giúp cho các cán bộ, viên chức nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tái hiện nghi thức “Chậm đò ho” của dân tộc Thổ tỉnh Thanh Hóa

Ngày 12-2, tại không gian làng dân tộc Thổ, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Thổ tỉnh Thanh Hóa đã tái hiện nghi thức “Chậm đò ho” của dân tộc mình, thể hiện nét văn hóa sinh hoạt đặc trưng, phản ánh đậm nét đời sống tinh thần của đồng bào trên vùng đất xứ Thanh. Đây là hoạt động chính trong khuôn khổ sự kiện Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2023.

Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2023: Tiếp tục phát huy, lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp

Sáng 11-2-2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ VHTTDL tổ chức khai mạc Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2023. Đây là hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão năm 2023, nhằm mang đến không khí Tết cổ truyền dân tộc phục vụ khách du lịch những ngày đầu Xuân năm mới. Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã đến dự và chúc Tết đồng bào các dân tộc.

Thơ ca phải xác lập vị thế của dân tộc

Tối 5-2, tại Di tích Hoàng thành Thăng Long, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội tổ chức Ngày thơ Việt Nam năm 2023 với chủ đề "Nhịp điệu mới". Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tham dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

Nhiều kỷ vật quý của các nhà thơ được trưng bày tại “Nhà Ký ức”

Ngày 5-2, Trong khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), Hội Nhà văn Việt Nam đã trưng bày nhiều cuốn sách quý và hiện vật tới công chúng. Trong đó, có những cuốn sách ra đời cách đây gần một thế kỷ như tác phẩm “Việc làng” của nhà văn Ngô Tất Tố, “Đất chuyền” của nhà văn Nguyễn Khắc Thứ... tại không gian “Nhà ký ức”.

Tọa đàm “Thơ hiện nay với hôm nay”

Đây là sự kiện nổi bật nằm trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 diễn ra sáng 5-2, tức Rằm tháng Giêng năm Quý Mão, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Cuộc tọa đàm “Thơ hiện nay với hôm nay” do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, đã nói lên tiếng lòng, sự trăn trở về thơ Việt của các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình… trong đời sống hôm nay.