• Văn hóa > Du lịch

Vấn đề liên kết phát triển du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết công bố các nội dung khảo sát liên quan đến vấn đề liên kết du lịch đường sông như: thực trạng tuyến điểm du lịch đường sông; thực trạng liên kết nguồn nhân lực; liên kết sản phẩm du lịch; vai trò, rào cản và yêu cầu của liên kết phát triển du lịch đường sông TP.HCM. Kết quả bài viết là một trong những cơ sở góp phần giúp ngành Du lịch TP.HCM xem xét đề xuất các giải pháp liên kết phát triển du lịch đường sông mang tính khả thi, đáp ứng nhu cầu và xu thế liên kết phát triển du lịch đường sông trong nước, khu vực và quốc tế

Xây dựng các sản phẩm du lịch địa phương gắn với giá trị văn hóa của các dân tộc ít người khu vực miền núi phía Bắc (Qua nghiên cứu trường hợp huyện Mộc Châu, Sơn La)

Bài viết nghiên cứu trường hợp điển hình huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La để thấy thực trạng sản phẩm du lịch, gợi mở cho việc xây dựng sản phẩm du lịch ở huyện Mộc Châu nói riêng và khu vực miền núi phía Bắc nói chung để có thể đáp ứng được những nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đồng thời, phát huy được giá trị của các di sản văn hóa.

Phát triển du lịch cộng đồng ở Bản Bon (Sơn La)

Bản Bon nằm ở trung tâm xã Mường Chiên gắn với trung tâm huyện Quỳnh Nhai cũ, thuộc vùng lòng hồ sông Đà và điển hình với những giá trị văn hóa dân tộc Thái độc đáo. Những năm gần đây, bản Bon trở thành một trong những địa điểm hấp dẫn khách du lịch khi đến với Quỳnh Nhai. Kể từ khi có đề án khai thác du lịch cộng đồng, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng người Thái bản Bon, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La ngày càng phát triển. Bài viết tập trung làm rõ các nguồn lực và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng của địa phương. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch cộng đồng ở bản Bon trong thời gian tới.

Vai trò di sản Đền Hùng đối với phát triển du lịch văn hóa

Trong tâm thức của người Việt, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương luôn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc. Việc phát huy vai trò di sản khu di tích Đền Hùng không chỉ có ý nghĩa trong việc gìn giữ các giá trị văn hóa dân tộc, mà còn thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa địa phương.

Kỳ thú trải nghiệm lái xe địa hình trên đồi cát Bàu Trắng

Hè về, những bãi cát trắng mịn, làn nước biển trong xanh, mát lành như vẫy gọi người ta tạm rời xa công việc, bộn bề để hòa mình vào thiên nhiên, nạp lại năng lượng sau chuỗi ngày dài cuốn theo guồng quay liên hoàn của cuộc sống. Vài năm trở lại đây, du khách có thêm một địa chỉ giải trí mới rất hấp dẫn , đó là lái xe địa hình trên những đồi cát mênh mông, hút mắt. Vì vậy, đến với Bình Thuận, du khách vừa được thưởng thức vẻ đẹp ngây ngất của bãi biển được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam, vừa được thỏa mãn cho những ai đam mê cảm giác mạnh với những pha đổ dốc thót tim trên đồi cát Bàu Trắng.

Bình Thuận: Những điểm đến hấp dẫn nên khám phá

Nằm ở cực Nam Trung Bộ, có nguồn tài nguyên phong phú gắn với biển, rừng và đảo với nhiều bãi biển đẹp, đồi cát trắng, khu bảo tồn thiên nhiên và di tích, kiến trúc-lịch sử, những làng nghề truyền thống, văn hóa lễ hội dân gian đặc sắc... Bình Thuận có tiềm năng lớn về phát triển du lịch. Là một trung tâm du lịch lớn của cả nước, Bình Thuận có rất nhiều điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Đánh thức tiềm năng liên kết điện ảnh - du lịch: Trường hợp Khánh Hòa

Liên kết điện ảnh và du lịch, phát huy vai trò của sự kết nối này trong phát triển từng ngành, góp phần phát triển kinh tế, xã hội đang trở thành vấn đề nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Và, ở góc độ nghiên cứu liên ngành, tìm hiểu, nhận thức rõ hơn về mối liên kết điện ảnh và du lịch trên một số bình diện như: liên kết điện ảnh và du lịch là một nhu cầu thiết yếu về lý luận và thực tiễn; mối liên kết điện ảnh và du lịch trong điều kiện kinh tế thị trường; vai trò của sự liên kết điện ảnh và du lịch trong phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay; nguồn lực đảm bảo cho mối liên kết điện ảnh và du lịch phát huy được vai trò đó; những thuận lợi và khó khăn khi phát huy vai trò của mối liên kết điện ảnh và du lịch trong phát triển kinh tế trên cả nước nói chung và ở Khánh Hòa nói riêng... là sự đáp ứng kịp thời, đúng hướng, có ích đối với mục tiêu cũng như thực tiễn phát triển văn hóa, điện ảnh và du lịch hiện nay. Góp phần thực hiện mục tiêu đó, trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến 3 vấn đề cần chú ý, khả dĩ tạo tiền đề liên kết điện ảnh và du lịch, phát triển từng ngành và góp phần phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Khánh Hòa. Đó là nhu cầu và thực tiễn liên kết điện ảnh - du lịch; một số tiềm năng du lịch văn hóa ở Khánh Hòa và đánh thức tiềm năng liên kết điện ảnh - du lịch ở Khánh Hòa trong bối cảnh hiện nay.

Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca của người Nùng trong phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng là tỉnh miền núi thuộc địa đầu của Tổ quốc có bề dày lịch sử, văn hóa với nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Mỗi cộng đồng dân tộc nơi đây đều sáng tạo nên những giá trị văn hóa đa dạng, độc đáo mang bản sắc riêng. Trong đó, đời sống văn hóa tinh thần của người Nùng ở tỉnh Cao Bằng rất đa dạng, phong phú với nhiều truyện kể dân gian, truyện thơ và tích lũy được kho tri thức về tự nhiên, địa lý, lịch sử hay kinh nghiệm chữa bệnh bằng các bài thuốc dân gian... Đây là những tiềm năng, điều kiện thuận lợi góp phần phát triển du lịch bền vững, tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách khi đến tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm du lịch tỉnh Cao Bằng.

Một số biện pháp xây dựng đô thị văn minh - du lịch an toàn ở thành phố Châu Đốc (An Giang)

Thực hiện Kết luận số 23-KL/TU, ngày 12-12-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang về xây dựng và phát triển thành phố Châu Đốc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cùng toàn thể nhân dân luôn đoàn kết, đồng lòng, chung sức cùng nhau phát triển thành phố Châu Đốc trở thành đô thị thương mại - du lịch của An Giang và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế địa phương chuyển dịch theo hướng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - nông nghiệp, phát triển những ngành sản xuất và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao để nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Song song đó, phát triển kinh tế, xã hội gắn với phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng, đưa thành phố Châu Đốc trở thành đô thị văn minh, hiện đại.