• Văn hóa > Du lịch

Phát huy giá trị di sản - lễ hội văn hóa gắn với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Tuyên Quang

Tuyên Quang là một trong số các tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế du lịch, nhất là du lịch văn hóa, lịch sử và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Đây là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc, là tỉnh có 22 dân tộc anh em cùng chung sống, có kho tàng văn hóa dân tộc phong phú và đặc trưng, gắn với những lễ hội đặc sắc. Đó là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn giàu có, là một trong những thế mạnh của du lịch Tuyên Quang. Trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân ở Tuyên Quang, lễ hội là một phần quan trọng, mang giá trị to lớn, có lợi thế để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, cần được tiếp tục bảo vệ và phát huy.

Phát triển sản phẩm du lịch sáng tạo ở Hà Nội từ những giá trị văn hóa

Du lịch sáng tạo là hình thức mới của du lịch văn hóa, tạo cho du khách những cơ hội trải nghiệm một cách chủ động vào các hoạt động sáng tạo của địa phương. Hình thức du lịch này nhấn mạnh sự kết nối, tương tác giữa du khách và văn hóa, đặc biệt với cư dân bản địa. Đặc trưng của du lịch sáng tạo là nâng cao nhận thức, học hỏi những kinh nghiệm sống mới mẻ, tiếp cận tri thức độc đáo của cư dân bản địa. Với bề dày lịch sử, văn hóa hàng nghìn năm, Hà Nội có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển loại hình du lịch sáng tạo.

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nỗ lực thu hút khách du lịch

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (LSQSVN) là bảo tàng đầu hệ trong hệ thống bảo tàng Quân đội, dưới có 25 đơn vị trải dài từ Bắc vào Nam từ cấp Quân khu, Quân chủng, Tổng cục, Quân đoàn,  Binh chủng… Dưới sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, Bảo tàng LSQSVN vừa thực hiện công tác chính trị của quân đội nhân dân Việt Nam, vừa tổ chức hoạt động, thực hiện chức năng của một thiết chế văn hóa.