• Xây dựng đời sống văn hóa > Trao đổi - Nghiệp vụ

Kon Rẫy - Bảo tồn, phát huy Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Việc gìn giữ, bảo tồn, khai thác và phát huy có hiệu quả những giá trị của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – kiệt tác truyền khẩu và Di sản phi vật thể của thế giới (2005) - trước những tác động của đời sống xã hội hiện đại là một vinh dự to lớn, đồng thời cũng là thử thách không hề nhỏ đối với những người làm công tác văn hóa, ngành Văn hóa trên địa bàn Tây Nguyên nói chung, huyện Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum) nói riêng.

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế: Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số

A Lưới là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, nơi lưu giữ trong mình nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích chiến tranh cách mạng tiêu biểu. Vùng đất hội tụ những sắc màu văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể và văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc anh em Pa Cô, Tà Ôi, Pa Hy, Cơ Tu… đã tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc, là bảo tàng sống về kiến trúc, về phong tục tập quán, sinh hoạt hằng ngày của đồng bào qua nhiều thế hệ.

Công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở Trà Cú

Trà Cú là huyện vùng sâu, cách tỉnh lỵ Trà Vinh 34 km về phía Tây Nam, phía Đông giáp huyện Châu Thành, Cầu Ngang; phía Tây giáp sông Hậu; phía Nam giáp huyện Duyên Hải; phía Bắc giáp huyện Tiểu Cần, diện tích tự nhiên 31.242 ha, có 15 xã và 2 thị trấn với 124 ấp, khóm. Toàn huyện có 155.147 người, với 42.665 hộ, mật độ dân số 497 người/km2. Huyện có 3 nhóm dân tộc chính là Kinh - Khmer - Hoa, trong đó dân tộc Khmer chiếm 62,69%, dân tộc Kinh chiếm 36,71%, dân tộc Hoa chiếm 0,6%. Các dân tộc cùng chung sống đan xen từ rất sớm ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện và có truyền thống đoàn kết gắn bó trong sinh hoạt đời sống, sản xuất, đấu tranh, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Thanh Liêm tăng cường bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống trong xây dựng nông thôn mới

Giá trị lịch sử, nét đẹp văn hóa truyền thống chính là "linh hồn" của mỗi làng quê. Từ nhận thức đó, trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), việc bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống ở nông thôn luôn được các cấp, ngành, cán bộ, đảng viên, nhân dân huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam quan tâm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng nếp sống văn hóa từ mỗi cộng đồng dân cư.

Hòa Bình: Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 41 - CT/TW về công tác quản lý và tổ chức lễ hội

Trong những năm qua, công tác quản lý và tổ chức lễ hội ở Hòa Bình có nhiều chuyển biến tích cực, việc tổ chức lễ hội đảm bảo, quy mô ngày càng lớn, an toàn, tiết kiệm; kinh phí tổ chức lễ hội chủ yếu được huy động từ nguồn xã hội hóa, việc mời khách tham dự lễ hội và thời gian tổ chức mở hội đảm bảo theo đúng quy định. Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên, liên tục, các sai phạm trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội được xử lý nghiêm và kịp thời.

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế: Hành trình bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế là một hoạt động văn hóa được tổ chức định kỳ với quy mô lớn và có ý nghĩa chính trị sâu sắc. Ngày hội là minh chứng sinh động của địa phương nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc miền núi, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và khẳng định văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số là một bộ phần không thể tách rời trong nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở cơ sở

Hương ước, quy ước là di sản văn hóa được hình thành trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, là tri thức dân gian được tích lũy, đúc kết từ nhiều thế hệ, không ngừng được bổ sung hoàn thiện và trở thành hình thái văn hóa pháp lý đặc biệt. Cùng với pháp luật, hương ước, quy ước là văn bản quy định các quy tắc ứng xử do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội của nhân dân nhằm gìn giữ và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng. Mỗi thời kỳ, hương ước, quy ước có những đặc điểm riêng, song nhìn chung hương ước, quy ước luôn đóng vai trò quan trọng trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội ở cộng đồng dân cư.

Dư âm từ Liên hoan dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Từ ngày 11 đến 13/12/2020, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Liên hoan các Câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Liên hoan được diễn ra trong không khí sôi nổi, vui tươi, phấn khởi, đoàn kết.