• Xây dựng đời sống văn hóa > Trao đổi - Nghiệp vụ

Một số giải pháp bảo tồn và phát huy nhà vườn Huế trong giai đoạn hiện nay

Nhà vườn Huế có lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển gắn với quá trình hình thành của kinh đô Huế, là tài sản quý giá, là một phần của di sản kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa Huế. Trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay, hệ thống nhà vườn góp phần làm cho Huế được biết đến như một thành phố vườn, tạo nên niềm tự hào của mỗi một người con xứ Huế, và là một nét riêng trong lòng du khách mỗi lần đến Huế.

Nâng cao công tác chiếu phim lưu động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong thời đại bùng nổ thông tin, con người bị cuốn vào guồng quay của công việc và luôn gắn liền với những thiết bị, phương tiện truyền thông hiện đại thì hoạt động chiếu phim lưu động không còn được quan tâmnhư trước. Tuy nhiên, đối với những địa bàn vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng biển, biên giới, chiếu phim lưu động vẫn luôn là một nhu cầu về văn hóa, một kênh thông tin hiệu quả để tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân nhanh chóng, hiệu quả.

Thành phố Lào Cai chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa trong giai đoạn mới

Song song với phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua, với sự cố gắng nỗ lực, ngành Văn hóa Thông tin của thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) đã không ngừng phát triển, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng xây dựng và phát triển văn hóa con người. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên của ngành Văn hóa Thông tin thành phố đã và đang phát huy truyền thống của ngành, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tích cực tham mưu phục vụ nhiệm vụ chính trị, phấn đấu thực hiện Nghị quyết của Đảng về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Lễ hội dân gian, nơi lưu giữ các giá trị văn hóa

Vì nhiều lý do, cả chủ quan lẫn khách quan, nhiều thói quen văn hóa của các dân tộc thiểu số bản địa Tây Nguyên buộc phải ẩn đi trong đời sống thường nhật. Chỉ khi có lễ hội thì những tri thức bản địa cùng các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của sắc dân nơi đây mới xuất lộ.

Những người “giữ hồn” cho bản sắc vùng cao

A Lưới là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của cộng đồng các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Pa Hy, Cơ Tu …Tuy nhiên trước sự biến động của thời gian, hoàn cảnh sống, ảnh hưởng của quá trình hội nhập khiến cho văn hóa truyền thống của đồng bào bị mai một. Để tiếp nối và “khơi thông” dòng chảy văn hóa đó, đã có những lớp người âm thầm, nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc – họ chính là các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, được coi là “báu vật sống”, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc miền Tây Thừa Thiên Huế.

Hải Dương: Giữ gìn văn hóa truyền thống qua di tích nhà thờ họ

Nhà thờ họ tộc là nơi lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống của một dòng họ, nơi các thế hệ sau thể hiện đạo hiếu, lòng biết ơn sâu sắc với thế hệ trước, đồng thời cũng là địa chỉ tạo sự gắn kết giữa các gia đình trong mối quan hệ huyết thống. Không chỉ vậy, một số di tích nhà thờ họ được gìn giữ qua hàng trăm năm còn là chứng tích về văn hiến, văn vật của những thôn làng truyền thống.