• Văn hóa > Đương đại

Nghĩ về mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam hiện nay

     ​​​​​​​Nghề thủ công truyền thống Việt Nam, với 11 nhóm nghề chính, trong đó có nhóm ngành nghề thủ công mỹ nghệ, tạo nên hàng nghìn làng nghề phân bố suốt chiều dài đất nước, đã và đang là một bộ phận quan trọng của kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam được chế tác bằng đôi bàn tay khéo léo, đôi mắt thẩm mỹ và óc sáng tạo của các thế hệ nghệ nhân không chỉ phục vụ cho hoạt động sống, gìn giữ và trao truyền những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật dân gian cùng kinh nghiệm sản xuất của cộng đồng làm nghề, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ra thế giới.

Kinh nghiệm lãnh đạo giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với lợi thế về cảng biển nước sâu, về phát triển công nghiệp, du lịch, có hạ tầng giao thông thuận lợi… đây là những điều kiện quan trọng để thu hút đầu tư, huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, đây cũng là cơ sở quan trọng để Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề ra chủ trương giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là đối với các hộ nghèo, để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Thạch Thất, Hà Nội

Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã và đang tạo ra nhiều thuận lợi để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn, trong đó nông dân là bộ phận chủ yếu. Quá trình này dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động ở nông thôn. Sự chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang mục đích phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị là nguyên nhân chính nảy sinh một số vấn đề cấp bách cần giải quyết, trong đó bài toán việc làm cho lao động nông thôn đã và đang trở thành vấn đề bức thiết cần nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Quan hệ công chúng trong hoạt động thư viện

Quan hệ công chúng thư viện được hiểu là việc thiết lập, duy trì mối quan hệ giữa thư viện với công chúng, nhằm nâng cao sự nhận thức về nghiệp vụ cũng như tăng cường khả năng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thư viện của công chúng. Trong hoạt động thư viện, các nhiệm vụ này thể hiện cụ thể ở: truyền thông, công bố trên báo chí, quảng bá, quản lý các vấn đề như nhận dạng, theo dõi, tiến hành các chính sách liên quan tới công chúng vì lợi ích của thư viện. Để thúc đẩy chất lượng quan hệ công chúng, mỗi thư viện, với chức năng, nhiệm vụ của mình, cần lựa chọn, thực hiện linh hoạt những hoạt động cụ thể như: triển lãm, giới thiệu sách, đào tạo người dùng, xuất bản ấn phẩm, kết nối với người dùng qua internet, cung cấp chỗ ngồi, trang thiết bị nghiên cứu… nhằm thu hút người dùng đến với thư viện.

Phát triển dải ven bờ biển Bắc Trung Bộ làm điểm tựa bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc

Tồn tại qua hàng trăm năm lịch sử với nghề khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, cộng đồng dân cư ven biển Bắc Trung Bộ đã cùng vượt lên mọi khó khăn, đoàn kết, gắn bó trong sản xuất, xây dựng quê hương và rất kiên cường, quả cảm trong chiến đấu chống ngoại xâm. Những giá trị về sinh thái tự nhiên và nhân văn tồn tích qua thời gian đã tạo nên một quần thể đới ven bờ giàu bản sắc văn hóa. Việc bảo tồn, phát triển các giá trị sinh thái tự nhiên và văn hóa đới ven bờ, trên quan điểm phát triển bền vững, sẽ tạo nên một phức hệ tự nhiên và nhân văn, làm điểm tựa cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Năng lực chủ thể trong xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch địa phương

Thông qua việc xây dựng và phát triển thương hiệu K’ho coffee - hợp tác xã của các gia đình người dân tộc K’ho (Cơ ho) tại cao nguyên Langbiang, tỉnh Lâm Đồng với tiêu chí phát triển bền vững chất lượng cà phê arabica, chúng tôi tập trung phân tích quá trình kiến tạo và sử dụng năng lực chủ thể của cộng đồng địa phương để phát triển sản phẩm mang đậm dấu ấn tộc người.

Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin Thư viện, Đại học Văn hóa TP. HCM

Trung tâm Thông tin Thư viện (TTTV), Trường Đại học Văn hóa TP.HCM là đơn vị trực thuộc trường, giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức, xây dựng kho tài liệu, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập của giảng viên và sinh viên trong trường. Bài viết đề cập đến thực trạng hoạt động của trung tâm, từ đó đánh giá những ưu, nhược điểm nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong thời đại công nghiệp 4.0.

Đa đạng hóa sản phẩm, dịch vụ tại các trung tâm thông tin - thư viện đại học nhằm đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được hình thành dựa trên nền tảng của cuộc cách mạng số, đặc biệt là việc sử dụng phổ biến internet. Nội dung của cuộc cách mạng là sự phát triển hệ thống liên kết thế giới thực và ảo trên cơ sở vạn vật kết nối internet, các hệ thống kết nối internet. Đứng trước những thời cơ, thách thức đó, các trung tâm thông tin thư viện (TTTV) đại học ở Việt Nam cần có lộ trình để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thông tin đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 ở Việt Nam.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ di sản văn hóa thành văn tại các thư viện tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ bàn đến bảo quản di sản thành văn ở các thư viện đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chủ yếu là sách dạng giấy. Đây là loại hình tài liệu đang được lưu trữ, gìn giữ nhiều nhất ở các thư viện tỉnh ĐBSCL hiện nay. Tuy nhiên, nguồn vốn tài liệu này đang dần bị hư hỏng do các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của tài liệu trong thư viện, đó là điều kiện môi trường kho (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, bụi bẩn, các loài vật gây hại, nấm mốc…), an ninh, thiên tai, sự tự lão hóa của tài liệu. Các yếu tố này cần được khắc phục giúp cho công tác bảo quản tài liệu thư viện được thuận lợi hơn.