• Văn hóa > Đương đại

Nâng cao văn hóa pháp luật của cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn hiện nay

Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều nội dung quan trọng và cấp thiết. Trong đó, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn có ý thức thượng tôn pháp luật, sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là nội dung quan trọng hàng đầu. Vì vậy, nâng cao văn hóa pháp luật (VHPL) của cán bộ, công chức ở các xã, phường, thị trấn là một vấn đề cấp bách và có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa cộng đồng các tộc người Lào dọc biên giới Lào - Việt Nam

Văn hóa truyền thống được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử và trở thành di sản quý giá của mỗi tộc người, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng và thống nhất của văn hóa Lào (1). Để phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước Lào quan tâm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, đề ra nhiều chính sách phát triển kinh tế, văn hóa phù hợp, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào. Từ thực tiễn nhận thấy, xu hướng toàn cầu hóa, sự phát triển kinh tế, quá trình di dân, sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa và công tác quản lý là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến văn hóa các tộc người khu vực biên giới Lào - Việt Nam.

Sự biến đổi phương thức mưu sinh của người dân Mỹ Hào, Hưng Yên trong quá trình đô thị hóa

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã và đang lan tỏa, kéo theo sự chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên không nằm ngoài sự biến đổi đó: họ đang chuyển đổi từ kinh tế thuần nông, sang phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Thành tựu phát triển kinh tế ở Mỹ Hào đã góp phần không nhỏ trong việc đưa tỉnh Hưng Yên gia nhập vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong bối cảnh ấy, các phương thức mưu sinh mới xuất hiện, phương thức mưu sinh truyền thống phát triển phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế.

Vai trò của bộ máy tra cứu tin trong công tác đào tạo theo phương thức tín chỉ

  Đào tạo theo tín chỉ là phương thức đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình đào tạo. Người học được rèn thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, có kỹ năng giải quyết vấn đề, chủ động thời gian hoàn thành một môn học, một chương trình đào tạo, khắc phục được việc học thụ động, thiếu tư duy phê phán. Tuy nhiên, để phương thức đào tạo này đạt hiệu quả cao đòi hỏi người học phải được tiếp cận và khai thác các nguồn thông tin một cách dễ dàng. Bộ máy tra cứu tin là phương tiện, công cụ giúp người học tìm kiếm và lựa chọn những thông tin phù hợp. Nó là cầu nối giữa người dùng tin với nguồn lực thông tin. Bộ máy tra cứu tin là một trong những nhân tố quan trọng góp phần quyết định hiệu quả của công tác thư viện, đặc biệt là công tác phục vụ tra tìm thông tin cho người học.

Xây dựng văn hóa nông thôn mới ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

  Việt Yên là huyện trung du miền núi tỉnh Bắc Giang, cách Hà Nội 40 km, có truyền thống văn hóa lâu đời. Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) theo Chương trình Mục tiêu quốc gia, vấn đề xây dựng văn hóa NTM, đặc biệt là tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân ở huyện về xây dựng văn hóa NTM là việc làm cần thiết nhằm kịp thời đưa những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào đời sống nhân dân (1).

Mạng xã hội và sự thay đổi hoạt động sống của giới trẻ hiện nay

   Khi những người dùng internet, đặc biệt là thanh, thiếu niên (giới trẻ), bắt đầu tìm kiếm một nơi thỏa mãn các nhu cầu về thông tin, giải trí, kết nối, thì mạng xã hội (MXH) ra đời, đáp ứng một cách gần như hoàn hảo những nhu cầu đó. Hiện nay, các MXH trên thế giới, phổ biến nhất là Facebook, YouTube, Instagram, Twitter, MySpace…, đều có thành công nhất định dựa trên sự phù hợp về địa lý, chính trị, văn hóa… của khu vực, quốc gia, vùng miền. Tại Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều MXH như ZingMe, Gov.vn, YuMe, Tamtay... nỗ lực liên kết người dùng bằng những đặc trưng riêng. Có thể nói, MXH đã trở thành một phần quan trọng, có tác động nhất định làm thay đổi thói quen cũ và hình thành những biểu hiện mới của tư duy, lối sống, văn hóa… ở một bộ phận khá lớn những người sử dụng là giới trẻ.

Không ngừng củng cố quan hệ hợp tác Việt - Lào về văn hóa

   ​​​​​​​Việt Nam - Lào là hai nước láng giềng gần gũi trên bán đảo Đông Dương, có truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau lâu đời. Quan hệ đoàn kết đặc biệt này hình thành nên không phải do ý muốn chủ quan của bất kỳ bên nào, cũng không phải là một hiện tượng nhất thời, mà bắt nguồn từ vị trí địa - chiến lược của hai nước, từ bản chất nhân văn, nương tựa lẫn nhau của hai dân tộc, được nâng lên thành quan hệ đặc biệt từ khi Hồ Chí Minh thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. Những nét tương đồng về văn hóa giữa hai dân tộc đã góp phần xây đắp nên tình đoàn kết keo sơn, thủy chung, sắt son Việt - Lào, mối quan hệ đặc biệt hữu nghị, trong sáng, mẫu mực tạo thành truyền thống quý báu, một sức mạnh vô địch, là nhân tố tạo nên thắng lợi của cách mạng hai nước.

Lợi ích của giáo dục đa văn hóa đối với sinh viên hiện nay

   Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa đang diễn ra ngày càng nhanh và đa dạng, giáo dục đa văn hóa nhằm tạo một xã hội dân chủ trên cơ sở kế thừa tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác, phát huy những giá trị mới của nền văn hóa dân tộc. Trong các trường đại học hiện nay, giáo dục đa văn hóa tìm cách bảo đảm công bằng về giáo dục cho mọi sinh viên, môi trường học tập thân thiện, tôn trọng lẫn nhau về ngôn ngữ và văn hóa của người học.

Làn sóng mới của khởi nghiệp toàn cầu và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

   Cuộc cách mạng khởi nghiệp toàn cầu đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ; các hoạt động đầu tư mạo hiểm vào khởi nghiệp đã ở mức cao nhất trong thập kỷ qua (140 tỷ USD trong năm 2017); tổng giá trị tạo ra từ các công ty khởi nghiệp trên phạm vi toàn cầu giai đoạn 2015-2017 đạt 2.300 tỷ USD, tăng 25,6% so với giai đoạn 2014-2016. Đó là nhận định và con số mà báo cáo hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu 2018 với chủ đề “Thành công trong kỷ nguyên công nghệ mới” do tổ chức Startup Genome thực hiện đã công bố mới đây (1). Báo cáo năm nay đã chỉ rõ những cơ hội và thách thức của hoạt động khởi nghiệp cũng như những lĩnh vực khởi nghiệp toàn cầu trong “làn sóng thứ ba”.

Một số vấn đề về hoạt động xuất bản ở nước ta

 ​​​​​​​Ở Việt Nam, xuất bản được coi là một ngành thuộc lĩnh vực văn hóa - tư tưởng. Cho đến nay, cùng với báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác, xuất bản là trung tâm của hệ thống giáo dục, tạo lập, phân phối kiến thức, nuôi dưỡng trí tuệ con người. Trong lịch sử văn minh nhân loại, nghề sách xuất hiện từ thời cổ đại, nhưng về mặt thuật ngữ, khái niệm xuất bản phải một thời gian dài sau mới thực sự ra đời.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trước xu thế toàn cầu hóa

   Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan của thời đại, có tác động đa chiều mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội của tất cả các quốc gia, dân tộc. Trong khi đó, bản sắc văn hóa dân tộc là những gì thuần khiết, thiêng liêng, cốt lõi và riêng có của mỗi quốc gia, dân tộc. Trước tác động của xu thế toàn cầu hóa, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam đang có những biến đổi phức tạp. Tình hình trên đòi hỏi chúng ta phải xem xét sự tác động tích cực, tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa; đồng thời, đưa ra giải pháp để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.