• Văn hóa > Đương đại

Một số vấn đề về hoạt động xuất bản ở nước ta

 ​​​​​​​Ở Việt Nam, xuất bản được coi là một ngành thuộc lĩnh vực văn hóa - tư tưởng. Cho đến nay, cùng với báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác, xuất bản là trung tâm của hệ thống giáo dục, tạo lập, phân phối kiến thức, nuôi dưỡng trí tuệ con người. Trong lịch sử văn minh nhân loại, nghề sách xuất hiện từ thời cổ đại, nhưng về mặt thuật ngữ, khái niệm xuất bản phải một thời gian dài sau mới thực sự ra đời.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trước xu thế toàn cầu hóa

   Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan của thời đại, có tác động đa chiều mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội của tất cả các quốc gia, dân tộc. Trong khi đó, bản sắc văn hóa dân tộc là những gì thuần khiết, thiêng liêng, cốt lõi và riêng có của mỗi quốc gia, dân tộc. Trước tác động của xu thế toàn cầu hóa, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam đang có những biến đổi phức tạp. Tình hình trên đòi hỏi chúng ta phải xem xét sự tác động tích cực, tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa; đồng thời, đưa ra giải pháp để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.

Chuyển biến trong sáng tạo sản phẩm mây tre đan Hà Nội sau 1995

   Sau 1995, sự biến đổi về văn hóa, kinh tế xã hội ở Việt Nam đã tác động lên mọi mặt của cuộc sống, nhóm sản phẩm tiêu dùng, trong đó có mây tre đan. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu, mẫu mã sản phẩm mây tre đan ngày càng được cải tiến dựa trên tinh thần của thiết kế hiện đại, trở thành dòng sản phẩm thủ công có giá trị bền vững, một nét đẹp của mỹ thuật dân gian.

Công nghệ mới tác động đến việc cảm thụ và sáng tạo văn hóa của giới trẻ

     ​​​​​​​Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, internet và công nghệ mới hiện nay đang có những tác động to lớn đến quá trình sáng tạo, sản xuất, phổ biến và tiêu dùng văn hóa của người dân. Bên cạnh những tác động tích cực, cũng xuất hiện không ít tác động tiêu cực, trong đó nổi bật nhất là việc lợi dụng công nghệ để truyền bá các hành vi sai lệch trong sáng tạo và hưởng thụ văn hóa ở giới trẻ.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng nền văn hóa dân tộc

     Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về văn hóa và nền văn hóa theo nghĩa rộng, ở phương diện tinh thần nhưng lại có mặt ở tất cả các hoạt động của con người, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sự phân biệt rõ ràng giữa văn hóa và nền văn hóa. Nếu như định nghĩa văn hóa phản ánh bản chất, đặc trưng của văn hóa thì định nghĩa nền văn hóa được hiểu dưới góc độ một hệ thống các yếu tố, chính là những lĩnh vực chính của đời sống xã hội, từ đạo đức, giáo dục, kinh tế đến chính trị, xã hội. Sự phân biệt giữa hai khái niệm văn hóa và nền văn hóa có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong thực tiễn xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Phát triển mô hình thư viện trong các khu chung cư

     ​​​​​​​Xã hội hiện đại, quá trình đô thị hóa phát triển nhanh dẫn đến sự hình thành của nhiều khu nhà chung cư cao tầng tại các thành phố lớn. Chất lượng cuộc sống của cư dân tại chung cư được thể hiện qua các tiện ích như siêu thị, khu vui chơi, phòng tập thể thao… Bên cạnh đó, nhiều chung cư đã xuất hiện mô hình thư viện do chủ đầu tư xây dựng hoặc do cộng đồng cư dân tự thành lập. Điều đó cho thấy nhu cầu về sách báo, tài liệu vẫn có sức sống riêng ngay trong nhịp sống tất bật. Đây là cơ hội tốt để thúc đẩy, lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, đặc biệt là tại các khu đô thị mới.

Vai trò của hương ước làng, xã trong tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

     Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, nhiều nền văn hóa đã thâm nhập vào nước ta bằng nhiều con đường, hình thức, biện pháp khác nhau, làm cho một số giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc bị ảnh hưởng, lợi dụng. Song, có những giá trị văn hóa cốt lõi, không dễ lợi dụng hay chịu sự tác động từ bên ngoài, đó là những hương ước, quy ước của làng, xã, thôn, ấp đã được cộng đồng xây dựng dựa trên sự tự nguyện, thỏa thuận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm với việc phát triển khách hàng tinh gọn

     ​​​​​​​Doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm (KDXBP) nói riêng không chỉ dành thời gian và nỗ lực để tối ưu hóa quá trình phát triển sản phẩm mà còn phải chú trọng phát triển khách hàng. Để tìm hiểu mong muốn của khách hàng cũng như phát triển được các mối quan hệ bền vững, doanh nghiệp KDXBP cần sử dụng những công cụ, quy trình phù hợp để khám phá, thấu hiểu, tiếp cận và tạo dựng niềm tin từ khách hàng. Nếu nghiên cứu khách hàng giúp doanh nghiệp KDXBP nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng thì phát triển khách hàng là hoạt động sâu rộng hơn: doanh nghiệp không chỉ hiểu, mà còn học cách thay đổi hành vi khách hàng để xây dựng doanh nghiệp bền vững. Mục đích của doanh nghiệp KDXBP là từ việc xây dựng sản phẩm tốt chuyển sang xây dựng khách hàng thành công, tiết kiệm thời gian, mang lại doanh thu cao hơn.

Nghĩ về mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam hiện nay

     ​​​​​​​Nghề thủ công truyền thống Việt Nam, với 11 nhóm nghề chính, trong đó có nhóm ngành nghề thủ công mỹ nghệ, tạo nên hàng nghìn làng nghề phân bố suốt chiều dài đất nước, đã và đang là một bộ phận quan trọng của kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam được chế tác bằng đôi bàn tay khéo léo, đôi mắt thẩm mỹ và óc sáng tạo của các thế hệ nghệ nhân không chỉ phục vụ cho hoạt động sống, gìn giữ và trao truyền những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật dân gian cùng kinh nghiệm sản xuất của cộng đồng làm nghề, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ra thế giới.