• Văn hóa > Đương đại

Những biến đổi trong văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long

Thực trạng biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ có những tác động to lớn đến sinh kế, văn hóa, xã hội của các cư dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Để thích nghi với những biến đổi của khí hậu, đòi hỏi cư dân phải có những thay đổi trong phương thức sinh kế. Bài viết nêu lên những đặc trưng trong văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Khmer ở ĐBSCL trong truyền thống và những thay đổi trong văn hóa sinh kế sinh kế nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.

Giải pháp đổi mới phương thức định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam

Vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, đổi mới phương thức định hướng chính tri, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản trong bối cảnh hiện nay liên quan đến nhiều phương diện cơ bản của thể chế chính trị. Giải pháp để tăng cường đổi mới định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng đối với hoạt động xuất bản cũng là một nội dung trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước càng cần được quan tâm nghiên cứu.

Thị trường sách thiếu nhi ngoại văn tại Việt Nam những năm gần đây

Trước nhu cầu đọc ngày càng phong phú, đa dạng của thiếu nhi và trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm nói riêng có cơ hội mở rộng thị trường trong nước cũng như tích cực tham gia vào thị trường quốc tế. Nhiều doanh nghiệp đã tiến hành nghiên cứu thị trường, tổ chức khai thác và phát hành sách ngoại văn phục vụ cho nhiều đối tượng, đặc biệt là thiếu nhi. Thị trường sách thiếu nhi ngoại văn hiện nay đang phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Với những lý do trên, tác giả đã khảo sát và nghiên cứu thị trường sách thiếu nhi ngoại văn ở Việt Nam những năm gần đây để đưa ra đánh giá chung về thị trường và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sách thiếu nhi ngoại văn trong thời gian tới.

Bàn về lý thuyết văn hóa tiêu dùng trong xã hội hiện đại

Sáng tạo văn hóa và tiêu dùng văn hóa có nguồn gốc từ quá trình sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất. Vì thế, đời sống kinh tế và sinh hoạt của bản thân mỗi người có ý nghĩa quyết định đối với khả năng hưởng thụ văn hóa của họ. Văn hóa tiêu dùng (VHTD) có thể giúp thúc đẩy nền kinh tế bằng cách khuyến khích mọi người tiêu dùng hàng hóa, bao gồm cả hàng hóa vật chất và hàng hóa tinh thần.

Hội nhập toàn cầu hóa qua công nghiệp văn hóa - bài học từ Hàn Quốc

Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Hàn Quốc là quốc gia đạt được nhiều thành công lớn trong tiến trình thực hiện chính sách toàn cầu hóa qua việc vận dụng tốt loại công cụ quyền lực mềm từ văn hóa. Tiến trình này được bắt đầu từ việc áp dụng chính sách toàn cầu hóa (segyehwa) đến chiến lược vận dụng sản phẩm văn hóa từ Hallyu trong mục tiêu đưa Hàn Quốc ra thế giới. Bài viết tập trung vào phân tích các chiến lược hội nhập quan hệ toàn cầu hóa đến chiến lược sử dụng sản phẩm Hallyu ở các quốc gia mà Hàn Quốc đã thành công; từ đó nhận định một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong lộ trình xây dựng chiến lược hội nhập toàn cầu hóa qua sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng bằng sông Cửu Long

Trong những năm gần đây, ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), phát triển làng nghề truyền thống luôn gắn bó chặt chẽ với công cuộc xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở đó, làng nghề tìm được hướng phát triển rộng mở, tạo nên một diện mạo mới cho các làng quê; đồng thời, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế, phục vụ quá trình xây dựng nông thôn mới, khẳng định bản sắc văn hóa của các vùng nông thôn trong tiến trình hội nhập. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi tập trung khảo sát ba tỉnh: Long An, Bến Tre, Cà Mau, là các tỉnh có làng nghề truyền thống tiêu biểu, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế khu vực ĐBSCL nói riêng và Nam Bộ nói chung.

Sự chuyển dịch văn hóa sáng tạo ở Việt Nam - trường hợp văn học mạng

Hiện nay, không gian mạng đã và đang trở thành một môi trường quan trọng cho sự chuyển dịch của văn hóa sáng tạo. Chúng ta dễ dàng nhận ra xu hướng này ở sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của vô số website, diễn đàn và các ứng dụng trực tuyến dành cho việc sáng tác, nghe, xem, chia sẻ, tương tác, bình luận về các tác phẩm nghệ thuật. Thực tiễn đặt ra câu hỏi: sự dịch chuyển của văn hóa sáng tạo ở Việt Nam diễn ra như thế nào, nó ảnh hưởng đến văn học Việt Nam ra sao?... Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trực tiếp 205 người thuộc nhiều độ tuổi và đối tượng ở Hà Nội có sử dụng thiết bị truy cập internet, nhằm tìm hiểu sự chuyển dịch của văn học mạng ở Việt Nam; dự báo xu hướng phát triển của văn học mạng nhằm đề xuất các chính sách phù hợp.