• Văn hóa > Đương đại

Tiếp thu và biến đổi trong thiết kế áo dài hiện đại của phụ nữ Việt Nam

Áo dài tân thời/ hiện đại ra đời vào những năm 1930. Theo thời gian và hoàn cảnh xã hội, các họa sĩ, nhà thiết kế đã tiếp thu những tư tưởng, thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật, phong trào nghệ thuật, xu hướng thời trang trên thế giới vào việc thiết kế hình dáng, kết cấu, màu sắc, chất liệu và tính trang trí trên áo dài, đồng thời chắt lọc, biến đổi chúng nhằm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu thẩm mỹ của phụ nữ Việt trong xã hội hiện đại.

Cơ sở vật chất văn hóa nông thôn mới ở miền núi phía Bắc hiện nay

Xây dựng, phát triển nông thôn là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, nhất là từ khi Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (2008) của Đảng ra đời và được triển khai với chương trình Xây dựng nông thôn mới của Chính phủ, trong đó, cơ sở vật chất văn hóa là một tiêu chí nền tảng. Tiêu chí này đã và đang được các tỉnh miền núi phía Bắc tích cực thực hiện và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO

Sự kiện nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11-7-2006 chứng tỏ sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thay đổi tích cực, to lớn và toàn diện trong 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Ðảng. Sự kiện này có ý nghĩa sâu sắc về chính trị, kinh tế, xã hội, khẳng định vị thế ngày càng cao của nước ta trên thế giới, thể hiện rõ ý chí của toàn Ðảng, toàn dân quyết tâm xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ, ổn định về chính trị, đồng thuận về xã hội. Riêng đối với lĩnh vực văn hóa, sự kiện này cũng có những tác động thuận - nghịch to lớn, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp hành động kịp thời và hiệu quả.

Mấy suy nghĩ qua nghiên cứu một số hình thức tài trợ văn hóa nghệ thuật tại Hoa Kỳ

Hoa Kỳ từ lâu đã được coi là một trong những quốc gia hàng đầu về văn hóa nghệ thuật. Đóng góp một phần không nhỏ vào thành công đó là những chính sách đặc thù liên quan đến huy động và phân bổ vốn tài trợ văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên, để có thể áp dụng những chính sách, mô hình tài trợ nghệ thuật của Hoa Kỳ vào Việt Nam một cách hiệu quả là một bài toán khó và chưa có lời giải.

Những vấn đề đặt ra trong công tác truyền thông về di sản văn hóa

Ngày 18-11-2019, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, tổ chức Tọa đàm Truyền thông với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện nằm trong khuôn khổ hoạt động của Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2019 (tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Tham gia chủ trì tọa đàm có bà Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Trịnh Ngọc Chung - Phó Trưởng ban phụ trách Ban quản lý (BQL) Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, ông Hoàng Hà - Quyền Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật.

Báo chí đồng hành với sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Nước ta hiện nay có khoảng 120 triệu thuê bao điện thoại di động, trong đó, khoảng 85% sử dụng điện thoại thông minh, đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á; Internet rất phát triển, cả ở thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Có tới 65 triệu người sử dụng internet và 58 triệu tài khoản facebook, trong đó nhiều người đã lập những hội, nhóm, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Họ dễ dàng sử dụng internet để đọc báo, tìm kiếm thông tin, tham gia mạng xã hội hàng ngày, hàng giờ. Trong đó, có những thông tin liên quan đến bảo tồn văn hóa dân tộc. Điều này đặt ra câu hỏi: vậy chúng ta cần làm gì để truyền thông tăng hiệu quả đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0?.

Nâng cao văn hóa pháp luật của cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn hiện nay

Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều nội dung quan trọng và cấp thiết. Trong đó, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn có ý thức thượng tôn pháp luật, sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là nội dung quan trọng hàng đầu. Vì vậy, nâng cao văn hóa pháp luật (VHPL) của cán bộ, công chức ở các xã, phường, thị trấn là một vấn đề cấp bách và có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa cộng đồng các tộc người Lào dọc biên giới Lào - Việt Nam

Văn hóa truyền thống được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử và trở thành di sản quý giá của mỗi tộc người, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng và thống nhất của văn hóa Lào (1). Để phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước Lào quan tâm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, đề ra nhiều chính sách phát triển kinh tế, văn hóa phù hợp, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào. Từ thực tiễn nhận thấy, xu hướng toàn cầu hóa, sự phát triển kinh tế, quá trình di dân, sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa và công tác quản lý là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến văn hóa các tộc người khu vực biên giới Lào - Việt Nam.