• Văn hóa > Đương đại

Đa đạng hóa sản phẩm, dịch vụ tại các trung tâm thông tin - thư viện đại học nhằm đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được hình thành dựa trên nền tảng của cuộc cách mạng số, đặc biệt là việc sử dụng phổ biến internet. Nội dung của cuộc cách mạng là sự phát triển hệ thống liên kết thế giới thực và ảo trên cơ sở vạn vật kết nối internet, các hệ thống kết nối internet. Đứng trước những thời cơ, thách thức đó, các trung tâm thông tin thư viện (TTTV) đại học ở Việt Nam cần có lộ trình để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thông tin đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 ở Việt Nam.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ di sản văn hóa thành văn tại các thư viện tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ bàn đến bảo quản di sản thành văn ở các thư viện đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chủ yếu là sách dạng giấy. Đây là loại hình tài liệu đang được lưu trữ, gìn giữ nhiều nhất ở các thư viện tỉnh ĐBSCL hiện nay. Tuy nhiên, nguồn vốn tài liệu này đang dần bị hư hỏng do các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của tài liệu trong thư viện, đó là điều kiện môi trường kho (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, bụi bẩn, các loài vật gây hại, nấm mốc…), an ninh, thiên tai, sự tự lão hóa của tài liệu. Các yếu tố này cần được khắc phục giúp cho công tác bảo quản tài liệu thư viện được thuận lợi hơn.

Đa dạng hoạt động giáo dục góp phần nâng cao hiệu quả xã hội của Bảo tàng

“Vấn đề giáo dục, nhìn tổng thể, là truyền đạt văn hóa và các bảo tàng có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình này” (1). Nói cách khác, tiền đề của các bảo tàng là phải đạt được mục đích giáo dục và phục vụ đông đảo công chúng. Bài viết đề cập đến hiệu quả các hoạt động giáo dục của bảo tàng qua thực tế triển lãm Sản xuất sáng tạo ở Bảo tàng TP.HCM.

Công nghiệp văn hóa với sự phát triển văn hóa đại chúng ở Việt Nam

Công nghiệp văn hóa (CNVH) có vai trò quan trọng trong việc làm nên sự lớn mạnh và phổ biến của văn hóa đại chúng (VHĐC) trên toàn cầu. Gắn liền với VHĐC, CNVH xuất hiện với những biểu hiện nổi bật: sự gia tăng về số lượng người lao động trong các lĩnh vực văn hóa; những sản phẩm văn hóa được sản xuất hàng loạt, tiêu chuẩn hóa; tiêu thụ lớn các sản phẩm văn hóa theo cơ chế thị trường; phục vụ cho số đông dân chúng… CNVH là kết quả sự tích hợp của sáng tạo, kỹ thuật và kinh tế, phát triển mạnh mẽ nhờ công nghệ thông tin, kinh tế thị trường và quá trình quốc tế hóa.

Giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống phụ nữ nông thôn hiện nay

Phát huy vai trò các giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ Việt Nam trong xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn là cơ sở, động lực, góp phần hình thành nhân sinh quan tiến bộ, tạo nên niềm tin, sức mạnh tinh thần, là bộ lọc, kháng thể chống lại sự tác động tiêu cực của toàn cầu hóa, kinh tế thị trường đối với việc xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn. Thực tế cho thấy, việc phát huy này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, song những hiện tượng tiêu cực, bất công, nghịch lý trong đời sống xã hội, gia đình, nhà trường đã cản trở đến công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ Việt Nam với việc xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn. Từ hiện thực đó, bài viết chỉ rõ những vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ Việt Nam với việc xây dựng lối sống của người phụ nữ nông thôn hiện nay.

Hiện tượng hâm mộ thần tượng ở giới trẻ Việt Nam hiện nay

Gần đây, trong ngành nghiên cứu văn hóa, người ta dần chú ý hơn tới những câu chuyện, những thực hành văn hóa thường ngày nhỏ nhặt, riêng tư nhưng nhân bản, cái tôi thay vì cái ta của giới trẻ nói riêng và các nhóm xã hội khác nói chung. Từ quan sát thực tế cũng như qua truyền thông về hiện tượng hâm mộ thần tượng, bài viết này sẽ làm rõ hơn về văn hóa giới trẻ trong bối cảnh Việt Nam đương đại trước những ảnh hưởng của văn hóa tiêu dùng, truyền thông đại chúng và toàn cầu hóa. Bài viết đi sâu vào việc phân tích, lý giải hiện tượng hâm mộ thần tượng ở giới trẻ Việt Nam hiện nay từ góc nhìn văn hóa.

Khảo về văn hóa sinh kế huyện đảo Lý Sơn những năm gần đây

Vào các năm 2015 - 2016, chúng tôi đã có cơ hội được tiến hành nghiên cứu điền dã tại một số xã đảo và huyện đảo thuộc khu vực biển đảo vùng Nam Trung Bộ để phục vụ cho Chương trình nghiên cứu văn hóa biển đảo Việt Nam, bảo tồn và phát huy giá trị do Bộ VHTTDL chủ trì. Quá trình nghiên cứu thực địa đã khảo sát và nhận diện một số khía cạnh nhất định hiện trạng của diễn biến sinh kế, quá trình thích ứng với biển để kế thừa, bồi đắp cho văn hóa sinh kế biển của cộng đồng người dân huyện đảo Lý Sơn, thông qua nghiên cứu định lượng, định tính từ 300 phiếu điều tra xã hội học và một số phỏng vấn chuyên sâu đối với người dân, đại diện chính quyền, đội ngũ quản lý văn hóa tại địa bàn hai xã An Hải, An Vĩnh của huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vào các năm 2015 và 2016.

Đời sống văn hóa trong xây dựng nông thông mới ở Nghệ An

Nghệ An là tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp nước Lào, phía Đông giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên 16.490 km2 được chia làm 3 vùng miền: vùng miền núi trung du, đồng bằng và ven biển, với số dân gần 3 triệu người, gồm 6 dân tộc anh em: Kinh, Thái, Thổ, Mông, Khơ mú, Ơ đu. Có 21 huyện, thị xã, thành phố. Hiện nay toàn tỉnh có 431/480 xã, phường, thị trấn; có 5.888 thôn, bản, tổ dân phố; có hơn 2000 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển văn hóa

Văn hóa được coi là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Việc mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hóa là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển của Việt Nam. Việt Nam - Lào nói chung, hai tỉnh Quảng Nam và Sê Kông nói riêng, có mối quan hệ láng giềng gắn bó từ lâu đời. Trong giai đoạn hiện nay, quan hệ hợp tác giữa hai bên ngày càng phát triển toàn diện và đi vào chiều sâu, trong đó, nổi bật là hoạt động giao lưu, hợp tác về văn hóa với nhiều kết quả quan trọng.