• Văn hóa > Du lịch

Phát triển loại hình du lịch temple stay ở Việt Nam

Temple stay (du lịch ngủ chùa) là loại hình du lịch mới xuất hiện và ngày càng phổ biến ở các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… với nhiều chương trình khác nhau. Ở Việt Nam, loại hình du lịch Temple stay đã xuất hiện nhưng chưa rõ nét với nhiều hình thức khác nhau như trại hè, các khóa tu tập… do nhà chùa tự tổ chức. Để phát triển du lịch temple stay, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác và căn cứ vào điều kiện thực tế của đất nước để đưa ra định hướng khi phát triển loại hình du lịch này.

Di sản với cộng đồng: nhìn từ chương trình "Em làm nhà khảo cổ" tại Hoàng thành Thăng Long

Với hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa trải dài khắp đất nước, Việt Nam sở hữu lợi thế phát triển ngành du lịch di sản hơn bất kỳ quốc gia nào ở Đông Nam Á. Việt Nam có 7 khu di tích được công nhận là di sản thế giới, góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia dân tộc ra bên ngoài. Di sản Hoàng thành Thăng Long được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2010, trở thành một điểm đến hấp dẫn thông qua những giá trị nổi bật toàn cầu và những hoạt động thúc đẩy du lịch. Em làm nhà khảo cổ là một trong những chương trình đã mang đến một không gian lý tưởng cho du khách để trải nghiệm, khám phá và tương tác di sản.

Phát triển du lịch sinh thái ở Thung Nham, Ninh Bình

Du lịch ở Thung Nham có vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch sinh thái ở Ninh Bình nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Những năm qua, nguồn tài nguyên thiên nhiên này được ngành du lịch của tỉnh khai thác để phát triển du lịch. Việc khai thác hiệu quả du lịch sinh thái góp phần quan trọng tạo nên thương hiệu du lịch của tỉnh, có thể đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững du lịch ở Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập.

Bảo vệ, phát huy giá trị di tích Nhà tù Sơn La gắn với phát triển du lịch bền vững

Di tích lịch sử văn hóa được coi là tài nguyên, nguồn lực để phát triển du lịch. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để các di tích lịch sử văn hóa thực sự trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn. Từ nhiều năm qua, câu hỏi này đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của những nhà quản lý, người làm công tác di sản văn hóa và du lịch… Góp phần đi tìm lời giải cho câu hỏi này với trường hợp di tích Nhà tù Sơn La, bước đầu bài viết điểm qua thực trạng bảo vệ, phát huy giá trị di tích, qua đó đề xuất một số giải pháp xây dựng di tích trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn ở Sơn La.

Gốm sứ Chu Đậu và văn hóa du lịch

Chu Đậu là vùng quê nằm bên tả ngạn sông Thái Bình thuộc trấn Thương Triệt, huyện Thanh Lâm, Nam Sách Châu, nay là làng Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Xưa kia, Chu Đậu là vùng Trần triều Hải khấu (cảng nhà Trần). Theo chữ Hán, Chu là thuyền, Đậu là bến (bến thuyền đỗ). Nơi đây, thuyền bè ra vào tấp nập. Từ Chu Đậu, xuôi sông Thái Bình đến Nấu Khê, sang sông Kinh Thày ra cảng Vân Đồn, một cảng giao lưu với các nước của người Việt xưa. Cũng từ Chu Đậu, xuôi sông Thái Bình sang sông Luộc đến Phố Hiến về Thăng Long cũng là một thương cảng lớn từ TK XVII.

Đặc tính nhân khẩu của khách tham quan hai di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam

Du lịch di sản là một trong những ngành quan trọng của du lịch toàn cầu, một số nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm hiểu các loại hình du khách liên quan. Kết quả nghiên cứu chứng minh khách du lịch di sản đa phần từ tầng lớp trung lưu, độ tuổi trung niên và trình độ học vấn tốt. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu chú trọng đến việc xác định thuộc tính du khách tại các khu di sản thế giới. Những nghiên cứu trong bài viết này nhằm xác định đặc tính nhân khẩu của du khách qua phương pháp phỏng vấn bảng hỏi tại 2 khu di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam: Hoàng thành Thăng Long và thành nhà Hồ. Thông qua phân tích thống kê, những điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm nhân khẩu và hành vi của du khách, qua đó cung cấp nền tảng cho những nghiên cứu tại những khu di sản văn hóa thế giới khác.

Về một xu hướng tham quan, du lịch của người Hà Nội

Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu tham quan, du lịch của người Hà Nội đang biến đổi theo những xu hướng khác nhau, trong đó có xu hướng tham quan, du lịch dịp tết Nguyên đán. Trước đây, theo thông lệ, tết Nguyên đán là thời điểm để gia đình, người thân, bạn bè quây quần sum họp bên nồi bánh chưng, cây hoa đào, khay mứt tết, bên bữa cơm gia đình đầm ấm. Đó cũng là thời điểm mà mỗi người mong muốn được quay trở về nhà sau những tháng ngày đi làm, đi học ở xa. Không biết từ bao giờ, tết được gắn liền với ước mong trở về dưới mái nhà ấm cúng. Tuy nhiên, từ vài năm trở lại đây, ở các thành phố lớn, đặc biệt là ở Hà Nội, người dân có xu hướng đi tham quan, du lịch ở những địa điểm vui chơi, giải trí, tâm linh vào dịp tết Nguyên đán.

Sử dụng ngôn ngữ tộc người trong truyền thông bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường nói chung, tài nguyên rừng nói riêng là trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị được nhà nước giao trách nhiệm thực hiện với chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Đối với trường hợp vườn quốc gia Cát Tiên (VQGCT), do đặc điểm gắn với môi trường sống của các tộc người thiểu số bản địa, nên cần nghiên cứu văn hóa của cộng đồng để đem lại hiệu quả thực tế. Từ dữ liệu khảo sát, bài viết đề xuất sử dụng ngôn ngữ của dân tộc bản địa để nâng cao hiệu quả trong truyền thông về môi trường.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KHU TRUNG TÂM HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

Hoàng thành Thăng Long là di sản vật thể duy nhất được UNESCO công nhận là di sản văn hóa (DSVH) thế giới ở Hà Nội năm 2010. Nhưng đến nay số lượng khách tham quan đến với khu di sản này còn khiêm tốn. Trong thời gian dài, chúng ta mới nhìn nhận di sản ở góc độ bảo tồn, mà chưa quan tâm nhiều đến phát huy giá trị nguồn lực vô giá này trong phát triển kinh tế, đặc biệt là về du lịch. Du lịch khi được đầu tư và tổ chức hoạt động đúng hướng, sẽ góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong đời sống cộng đồng, là hướng đi tích cực cho công tác quản lý di sản.