• Văn hóa > Du lịch

NGUỒN LỰC DI SẢN VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở QUẢNG NINH

Sự phát triển du lịch dựa trên cơ sở khai thác các giá trị di sản văn hóa dân tộc là phương thức mà ngành du lịch Việt Nam đặc biệt quan tâm để tạo nên sự khác biệt, độc đáo nhằm thu hút du khách. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa rất riêng, mỗi tỉnh thành có những thế mạnh về giá trị di sản văn hóa khác nhau để khai thác phát triển du lịch. Trong đó, Quảng Ninh được coi là tỉnh có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch. Nguồn lực di sản văn hóa của Quảng Ninh có thể xác định theo 3 nhóm chính: văn hóa Hạ Long, trung tâm Phật giáo Yên Tử, văn hóa bản địa và các tài nguyên nhân văn khác.

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI GIỒNG NHÃN, BẠC LIÊU

Giồng Nhãn Bạc Liêu vừa là vùng cây ăn trái đặc sản của tỉnh, vừa là biểu tượng lịch sử trăm năm khẩn hoang và tạo lập văn hóa trên vùng đất mới. Giồng Nhãn có nhiều tiềm năng để xây dựng du lịch homestay, để hiện thực hóa, cần tăng cường chính sách đầu tư, bồi dưỡng nhân lực, cải tạo kỹ thuật và môi trường…

VAI TRÒ CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO DU LỊCH Ở NGHỆ AN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

Trong các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững, nhân tố con người được đánh giá là quan trọng hàng đầu, có tính tiên quyết đến quá trình phát triển du lịch. Nhân tố con người ở đây gồm: lãnh đạo các cấp chính quyền, các nhà quản lý kinh doanh du lịch, đội ngũ nhân viên làm việc trong ngành du lịch, cộng đồng dân cư, du khách. Để nhân tố con người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển du lịch bền vững, vai trò của các cơ sở đào tạo du lịch có tính quyết định.

PHÁT HUY VĂN HÓA MƯU SINH Ở HƯƠNG SƠN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Sau năm 1990, cùng với cơ chế chuyển đổi nghề nghiệp trong cộng đồng cư dân, hoạt động kinh doanh du lịch ở Hương Sơn phát triển mạnh, công cuộc mưu sinh và đời sống của người dân nơi đây đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển du lịch và chuyển đổi nghề nghiệp ở Hương Sơn vẫn tồn tại những vấn đề và mâu thuẫn trái chiều phát triển, đe dọa sự phát triển bền vững về văn hóa truyền thống, và đời sống mưu sinh của cộng đồng cư dân. Việc đưa ra các giải pháp phát huy giá trị văn hóa mưu sinh truyền thống đang trở thành những vấn đề thời sự đối với các nhà nghiên cứu văn hóa.

VĂN HÓA DU LỊCH TRONG KINH TẾ DU LỊCH ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM

Triển khai Nghị quyết 8-NQ/TW của Bộ Chính trị vào cuộc sống để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam, chúng tôi tiếp cận và đưa ra hướng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong kinh tế du lịch Việt Nam dưới góc độ văn hóa du lịch. Đó là việc tiếp cận và giải quyết các vấn đề có liên quan đến hai quá trình kinh tế hóa văn hóa và văn hóa hóa kinh tế diễn ra đồng thời trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam.

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LƯU NIỆM PHỤC VỤ DU LỊCH Ở PHÚ THỌ

Phú Thọ là vùng lõi của không gian văn hóa đất tổ, lưu giữ nhiều di sản văn hóa có giá trị. Đặc trưng có tính trội và khu biệt của di sản văn hóa ở tỉnh Phú Thọ là khẳng định tính chất cội nguồn, phát tích quốc gia, dân tộc. Nói cách khác, những giá trị văn hóa Hùng Vương là tài sản vô giá mà lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã ban tặng cho Phú Thọ. Điều này đồng nghĩa với một trọng trách lớn lao mà cả nước giao phó cho chính quyền và nhân dân Phú Thọ, đó là phải thiết kế, sản xuất được những sản phẩm du lịch thực sự tiêu biểu và làm rực rỡ văn hóa Hùng Vương.

CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở SAPA

Dựa trên kết quả điều tra nghiên cứu thực hiện tại một số điểm du lịch cộng đồng ở Sa Pa với mẫu khảo sát bằng bảng hỏi định lượng gồm 200 người, cùng 20 phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và quan sát trực tiếp, bài viết tìm hiểu thực trạng vai trò của cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) trong hoạt động du lịch thể hiện trong 3 chiều cạnh chính: cộng đồng trong vai trò bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên, là chủ thể nguồn tài nguyên văn hóa, là nguồn cung cấp nhân lực chính. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi tập trung tìm hiểu sự tham gia của cộng đồng với vai trò là nguồn cung cấp nhân lực chính cho du lịch như: hướng dẫn du khách, vận chuyển hàng hóa, cung cấp nhà nghỉ lưu trú, cung cấp dịch vụ biểu diễn văn nghệ, các sản phẩm thủ công truyền thống, nông sản và các sản phẩm phụ trợ khác, đồng thời xem xét thực trạng tham gia quản lý của cộng đồng trong hoạt động du lịch hiện nay.

KINH TẾ VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HIỆN NAY

Văn hóa thường được quan niệm là lĩnh vực phi kinh tế, phi sản xuất, nghĩa là trong lĩnh vực này các quá trình lao động không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư, nhưng trong bối cảnh hội nhập hiện nay thì văn hóa đã trở thành đối tượng đặc biệt của kinh tế, đóng góp vào GDP của mỗi quốc gia. Trong đó, văn hóa đóng góp tỷ trọng không nhỏ vào nền kinh tế thông qua hoạt động du lịch. Vì vậy, cần có sự quan tâm đầu tư hợp lý cho lĩnh vực này trong giai đoạn phát triển mới nhằm đem lại sự phát triển chung cho nền kinh tế - xã hội là việc làm cấp thiết hiện nay.

KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Trong quá trình mở cửa, giao lưu hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, hoạt động du lịch đã mang lại nguồn thu khổng lồ cho ngân sách nhà nước. Có được những thành công này là do ngành du lịch Việt Nam đã xác định phương thức để phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị di sản văn hóa dân tộc nhằm tạo nên sự khác biệt, độc đáo thu hút du khách trong nước và quốc tế.

DI TÍCH, DANH THẮNG - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH PHÚ YÊN

Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, chứng minh cho quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Di tích giúp cho con người biết được cội nguồn, đặc trưng văn hóa và tác động tới việc hình thành nhân cách con người. Di tích chứa đựng những giá trị to lớn, trở thành nguồn lực cho phát triển kinh tế nếu được khai thác hợp lý.

DI SẢN VĂN HÓA MƯỜNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HÒA BÌNH

Hòa Bình là vùng đất chứa đựng nhiều giá trị văn hóa độc đáo của các tộc người như: Mường, Dao, Thái, Mông... trong đó, đậm đặc và nổi bật là những giá trị văn hóa của cộng đồng cư dân Mường. Những giá trị ấy qua thời gian đã lắng đọng và biểu hiện trong kho tàng văn hóa của người Mường. Trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới, vấn đề đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống và tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, bắt kịp sự phát triển của thời đại là đòi hỏi mang tính cấp thiết.