• Văn hóa > Đương đại

Chuyển hóa tâm lý xã hội truyền thống trong xu thế toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa đang tạo cho quá trình sản xuất chuyên môn hóa sâu hơn, cạnh tranh tăng lên, cải tiến công nghệ, tri thức được tăng cường; tự do thương mại được thúc đẩy, tạo cơ hội buôn bán; tăng thu hút đầu tư và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cao. Bên cạnh những cơ hội thì toàn cầu hóa cũng tạo ra những thách thức cho nền kinh tế như: khả năng bất ổn định, suy thoái kinh tế, khó lường trước được những vấn đề phát sinh. Ở Việt Nam, toàn cầu hóa đang đưa lại những tác động to lớn tới tâm lý, tình cảm và tinh thần, đặc biệt, nó đang dần chuyển hóa tâm lý xã hội truyền thống được vun đắp trong hàng ngàn năm lịch sử của con người Việt Nam.

Nguồn nhân lực nhìn từ các cơ sở sản xuất giày da ở xã Phú Yên, Phú Xuyên, Hà Nội

Đối với mỗi nghề thủ công, việc tổ chức sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nghề. Bài viết này nghiên cứu việc tổ chức sản xuất thông qua các hình thức: lập xưởng sản xuất, tổ chức gia công tại gia đình và làm thuê tại hai làng nghề làm giày da Giẽ Thượng và Giẽ Hạ (xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội), có so sánh với một số làng nghề khác để thấy được sự phù hợp hay không phù hợp trong việc lựa chọn cách thức tổ chức sản xuất của cư dân các làng nghề, những vấn đề đang đặt ra cho sự phát triển của các làng nghề ở nước ta hiện nay.

Yếu tố văn hóa trong phát triển doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh ở nước ngoài, trong đó nhiều thương hiệu đã gặt hái được những thành công quan trọng ở thị trường bản xứ. Tuy nhiên, trong quá trình vươn ra biển lớn này, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấp phải rào cản sự khác biệt văn hóa bản địa. Có thể nói,việc quan tâm và hiểu biết văn hóa bản địa phải được coi là chìa khóa dẫn tới thành công của doanh nghiệp khi kinh doanh ở nước ngoài.

XÂY DỰNG THÔN BẢN ĐẶC SẮC VĂN HÓA - NGHĨ TỪ VIỆC BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN HÓA TỘC NGƯỜI KHƠ MÚ

Khơ mú là một tộc người trong cộng đồng 54 dân tộc anh em của Việt Nam. Họ tự gọi mình bằng cái tên Khmụ, Kmhmụ hay Kừmmụ. Người Khơ mú còn có tên gọi khác là Xả hay Xá (1). Về nguồn gốc và lịch sử cư trú của người Khơ mú ở Việt Nam, có hai quan điểm chính: một, cho rằng người Khơ mú là một trong những cư dân bản địa vùng bán đảo Đông Dương, tập trung ở vùng Bắc Lào, đến Việt Nam vào TK XIX; hai cho rằng người Khơ mú là những cư dân bản địa cư trú lâu đời ở vùng Tây Bắc (2). Với khoảng thời gian dài sống và làm việc với cộng đồng các tộc người khác nhau, trong đó có người Khơ mú, chúng tôi nhận thấy, người Khơ mú Điện Biên còn giữ được nhiều truyền thống trong sinh hoạt văn hóa tộc người, từ kiến trúc nhà ở đến ẩm thực, từ đời sống tín ngưỡng đến phong tục. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi tập trung vào địa bàn nghiên cứu là bản Pa Xa Xá, xã Pa Thơm (3), huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, nơi có ba tộc người chủ yếu cộng cư gồm Cống, Khơ mú và Lào.

TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Cách mạng công nghiệp lần đầu tiên vào cuối TK XVIII sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra cuối TK XIX nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất. Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 diễn ra vào những năm 70 TK XX sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Hiện nay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Tiến bộ công nghệ sẽ tạo ra sự kết nối giữa thế giới thực, thế giới số và thế giới sinh vật hữu cơ, tạo ra những công cụ sản xuất hội tụ giữa thực và ảo, xuất hiện công nghệ internet vạn vật, thành phố thông minh, trí tuệ nhân tạo, xe tự lái, robot, máy in 3D, vật liệu mới, công nghệ nano… Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có những tác động mạnh mẽ tới các ngành, lĩnh vực cụ thể, giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sáng tạo các sản phẩm dịch vụ, giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu, chi phí sản xuất - vận hành, đồng thời đáp ứng chính xác hơn nhu cầu của khách hàng.

ĐẶC TRƯNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA GIỮ NƯỚC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

Văn hóa giữ nước Việt Nam là sản phẩm của sự nghiệp dựng nước và giữ nước, đặc biệt là của sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ cuộc sống lao động hòa bình của nhân dân. Mỗi khi phải tiến hành cuộc đấu tranh chống xâm lược và đô hộ để giải phóng và bảo vệ tổ quốc thì các giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam được phát huy đến đỉnh cao, biến thành sức mạnh vô cùng to lớn, góp phần quyết định vào chiến thắng của dân tộc. Đồng thời, qua khói lửa chiến tranh, các giá trị văn hóa ấy được bổ sung, phát triển và nâng lên tầm cao mới. Giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam rất phong phú và luôn luôn vận động, phát triển cùng với sự vận động, phát triển của xã hội. Trong đó, lòng yêu nước nồng nàn; ý thức cộng đồng, cố kết dân tộc; nghệ thuật đánh giặc độc đáo; tính nhân văn cao cả là những giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam điển hình, tiêu biểu nhất.

ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI DAO VÙNG LÒNG HỒ THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG Ở NƠI TÁI ĐỊNH CƯ

Di dân tái định cư chính là thay đổi về môi trường sống của một cộng đồng, điều này làm cho nhiều giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có đời sống tín ngưỡng bị mai một hoặc mất đi. Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu những thay đổi trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào Dao vùng lòng hồ thủy điện Na Hang tái định cư ở huyện Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, đồng thời lý giải nguyên nhân dẫn đến những thay đổi đó.

TẠO ĐIỂM NHẤN VĂN HÓA VÙNG MIỀN CHO BẢO TÀNG ĐỊA PHƯƠNG

Hiện nay, các bảo tàng địa phương muốn thu hút khách tham quan cần phải khoác lên mình một bộ trang phục mới, riêng và độc nhất. Tính riêng và độc nhất thể hiện ở bản sắc hay sắc thái riêng của từng vùng, miền. Đây chính là nét độc đáo mà các bảo tàng địa phương cần phải biết cách khai thác và khai thác một cách triệt để.

XÂY DỰNG LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN ĐỒNG NAI HIỆN NAY

Bồi dưỡng lối sống văn hóa là vun đắp các nhân tố văn hóa trong tổng thể phương thức hoạt động của con người. Đây là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong chiến lược phát triển con người của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XII Đảng ta đã khẳng định: “Gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người với nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước; gắn xây dựng môi trường văn hóa với xây dựng con người”(1). Đây là lực lượng trẻ, nhiệt huyết, có trình độ học vấn, phát triển mạnh mẽ về nhân cách và hoài bão lớn về các giá trị cuộc sống đáp ứng với mục tiêu, yêu cầu chuẩn mực đạo đức; họ khao khát được bồi đắp phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống để được cống hiến, khẳng định mình trong xã hội.

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN BẮC GIANG

Làng quê Kinh Bắc xưa, Bắc Giang nay là vùng đất tụ cư của nhiều dân tộc cùng chung sống, một miền đất cổ có bề dày văn hiến, truyền thống lịch sử. Con người nơi đây đã tận dụng những ưu thế tự nhiên để cải tạo, xây dựng công trình phục vụ cuộc sống, cho đến nay, những địa điểm, công trình đó đã trở thành di sản vật chất vô giá, làm nên kho tàng di sản văn hóa Bắc Giang. Tuy nhiên, cùng với thời gian, do hoàn cảnh, hạn chế nhất định, những di sản văn hóa được các thế hệ cha ông để lại đang có nguy cơ mai một. Giá trị của di sản văn hóa nói chung, hệ thống di tích nói riêng vô cùng to lớn, song điều quan trọng là việc quản lý, bảo tồn, phát huy những giá trị đang là vấn đề cần được quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành, nhất là những người làm công tác quản lý văn hóa hiện nay.