• Văn hóa > Cổ truyền

Luật tục trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số ở Sơn La hiện nay

Luật tục là những định chế về quá trình con người ứng xử với tự nhiên và xã hội trong từng cộng đồng người cụ thể. Nó chi phối đến mọi mặt đời sống xã hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam trong suốt quá trình phát triển. Tuy nhiên, một yêu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình phát triển của cộng đồng các DTTS, đó là làm sao vừa bảo tồn, phát huy được những giá trị tích cực, vừa khắc phục được những hạn chế của luật tục. Bài viết tập trung nghiên cứu luật tục của một số đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Sơn La, xác định những luật tục có giá trị tích cực cần tiếp tục phát huy và những luật tục có tác động tiêu cực cần khắc phục (1).

Đặc trưng tạo dáng trang phục của người Mông Đen và Mông Hoa ở Lào Cai

Trang phục là hiện vật sống động trong tổng thể nền văn hóa, nghệ thuật của cộng đồng dân tộc Mông. Trang phục của người Mông ở Lào Cai chứa đựng nhiều giá trị tạo hình độc đáo, đặc sắc nhưng chưa được nghiên cứu một cách cụ thể, đầy đủ và toàn diện. Dưới góc độ mỹ thuật học, nghiên cứu tạo dáng trang phục của người Mông ở Lào Cai vẫn là mảnh đất trống mà cho tới thời điểm hiện tại gần như chưa được khai phá. Đồng thời, một số thuộc tính mỹ thuật học, đặc trưng tạo dáng trang phục cần được nhìn nhận khách quan, bổ sung những nhận định khoa học có tính mới, góp thêm nguồn tư liệu cho nghệ thuật dân gian của đồng bào Mông.

Tìm hiểu nghệ thuật chơi đồ cổ qua phong cách cổ đồ và phong cách sưu tập

Việt Nam là một đất nước có nhiều cổ vật, nhưng sự hình thành và phát triển nghệ thuật chơi cổ vật trong dân chúng là hết sức muộn màng. Bài viết nghiên cứu ban đầu về nghệ thuật này qua hai phong cách: phong cách cổ đồ và phong cách sưu tập, nhằm góp phần tìm hiểu mảng mỹ thuật, nghệ thuật chơi cổ vật vốn vẫn còn chưa được chú ý nghiên cứu nhiều ở nước ta.

Nghệ thuật trang trí lồng đèn Hội An - giá trị cần bảo tồn và phát triển

Lồng đèn Hội An (Quảng Nam) là sự kết tinh trong mối quan hệ giao thương của Việt Nam với các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…, góp phần tạo nên văn hóa đặc sắc của thương cảng Hội An từ hơn 400 năm trước. Văn hóa Hội An nói chung, lồng đèn nói riêng là kết quả của sự giao thoa giữa các nền văn hóa này, mà giá trị cũng như hình dáng đặc trưng của nó đã trở nên rất nổi tiếng, như một món quà mà Hội An tạo ra với mục đích phục vụ nhu cầu cuộc sống.

Tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp của người Mường ở Cẩm Lương (Thanh Hóa)

Tín ngưỡng là một hình thức văn hóa đặc biệt của con người, ra đời cùng với quá trình tồn tại và phát triển của loài người. Đối với người Mường ở Cẩm Lương, một địa phương nằm ở khu vực vùng cao miền Tây Thanh Hóa, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với điều kiện sản xuất còn nhiều hạn chế, điều kiện tự nhiên khó khăn. Do đó, tôn giáo tín ngưỡng, liên quan đến sản xuất nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tộc người. Các hoạt động tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp là một nhân tố quan trọng cấu thành nên đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc Mường.

Lược sử nón lá

Hằng trăm năm qua, nón lá không chỉ là vật vô tri để che mưa che nắng mà còn sống động trong thơ ca, truyện kể. Nhưng có lẽ, còn ít người chú ý đến những chiếc nón lá của quê hương Bình Định, đây mới là chiếc nón được ghi khá nhiều trong sử sách, là thứ nón duy nhất của cả nước mà mỗi khi cứ đến lệ xuân, được chọn mua để nộp cho triều đình từ gần 200 năm trước. Đến đầu TK XX, nón lá Bình Định còn xuất khẩu cả ra nước ngoài.

Những giá trị văn hóa độc đáo của người Mạ ở Lâm Đồng

Theo thống kê, hiện nay Lâm Đồng có 47 dân tộc từ các vùng, miền trong cả nước. Trong đó, 3 dân tộc thiểu số (DTTS) bản địa có nguồn gốc lâu đời và có số người đông nhất là Cơ ho, Mạ và Chu ru (chiếm 19% dân số toàn tỉnh). Về dân số, người Mạ (còn gọi Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung, Mạ Ngăn…) đứng thứ 2 sau tộc người Cơ ho, song về phong tục, tập quán và những giá trị văn hóa hiện còn lưu giữ thì văn hóa người Mạ lại rất phong phú và đa dạng…

Tết Ga Tho Tho của người Hà Nhì đen ở Bát Xát, Lào Cai

So với mọi năm, mùa đông năm nay đến sớm và lạnh hơn hẳn, đối với vùng cao, cái rét cắt da cắt thịt còn rõ rệt hơn nhiều. Trên con đường ngoằn ngoèo phủ dày sương dẫn đến địa bàn sinh sống của người Hà Nhì đen tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là những cây đào già nhiều lộc, chỉ trực chờ có ánh nắng mặt trời để bung nở khoe sắc. Một năm, người Hà Nhì có nhiều cái Tết, nhưng Tết Ga Tho Tho là cái Tết có ý nghĩa tâm linh quan trọng nhất. Đây cũng là Tết tổng kết một năm, khi mùa màng đã thu hoạch xong, chuẩn bị Tết Nguyên đán, bước vào năm mới.

Bao giờ cây lúa còn bông...

Năm 2021 theo lịch can chi là năm Tân Sửu, còn gọi là năm con trâu. Trâu là một con vật vô cùng thân thuộc trong đời sống của người nông dân Việt Nam. Nhân dịp năm Sửu, chúng ta cùng dừng lại suy ngẫm đôi điều về một con vật, một người bạn, đã gắn bó với đời sống vật chất và tinh thần ngàn đời của người dân Việt Nam.