Văn hóa > Cổ truyền
Nổi bật
Giữ gìn, phát huy giá trị lễ hội truyền thống của dân tộc Tày ở Lạng Sơn trong xã hội hiện đại
Lễ hội truyền thống (LHTT) là một trong những giá trị văn hóa phi vật thể vô vùng quý giá của dân tộc Tày, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong xã hội hiện đại, góp phần tạo nên đời sống tinh thần phong phú cho cộng đồng người Tày, các dân tộc thiểu số trong vùng và du khách đến với vùng miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, quá trình tổ chức LHTT trong xã hội hiện đại cũng đặt ra nhiều thách thức như: truyền thống và hiện đại, văn hóa và kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch… Từ đó, đòi hỏi phải nghiên cứu việc giữ gìn, phát huy giá trị LHTT của dân tộc Tày trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn.
Lễ cầu may, cầu phúc Tết Mạ Grợ: nghi lễ tâm linh của người Khơ Mú ở Sông Mã (Sơn La)
Sơn La là tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc Việt Nam, gồm 12 dân tộc anh em cùng sinh sống: Thái, Kinh, Mông, Mường, Dao, Xinh Mun, Khơ Mú, Lào, Kháng, La Ha, Tày, Hoa. Mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán mang bản sắc văn hóa riêng, cần được bảo tồn và phát triển. Ở Sơn La, người Khơ Mú thường cư trú tại Thuận Châu, Mai Sơn, Yên Châu, Sông Mã và Sốp Cộp. Trong đó, chủ yếu ở huyện Sông Mã và Sốp Cộp. Bài viết tập trung giới thiệu nghi lễ cầu may, cầu phúc trong Tết Mạ Grợ - một nghi lễ mang tính tâm linh sâu sắc của đồng bào Khơ Mú ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
Nghệ thuật trang trí trên thổ cẩm của người dân tộc Ê Đê tại Đắk Lắk
Đồng bào dân tộc Ê Đê có một nền văn hóa phong phú và đa dạng, biểu hiện qua những loại hình nghệ thuật đặc sắc như nghệ thuật cồng chiêng, các lễ hội, nghề dệt đầy ấn tượng, giàu bản sắc, đặc biệt là trên các sản phẩm từ thổ cẩm truyền thống. Nghề thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê có nét độc đáo và riêng biệt, chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử, văn hóa sâu sắc. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập và phát triển kinh tế xã hội hiện nay, bên cạnh việc mang lại cơ hội to lớn cho sự nghiệp phát triển của đất nước nói chung, của những người dân Đắk Lắk nói riêng, nghề thổ cẩm cũng mang lại những thách thức không nhỏ trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Việc giữ gìn và bảo tồn nghề truyền thống của các dân tộc là rất cần thiết. Cần phải có các biện pháp nhằm bảo tồn những giá trị bản sắc ở mỗi dân tộc. Bài viết đóng góp một phần vào việc gìn giữ, phát huy các giá trị di sản và bản sắc văn hóa tộc người Ê Đê qua các sản phẩm thổ cẩm truyền thống.
Văn hóa ẩm thực Hà Nội trong dòng chảy giao lưu văn hóa Đông Tây
Văn hóa ẩm thực giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, mang những giá trị riêng biệt, từ đó có thể nhận diện đặc trưng của từng cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó, ẩm thực giúp đánh giá trình độ phát triển của xã hội trên nhiều phương diện. Những yếu tố của ẩm thực phụ thuộc chặt chẽ vào nền tảng của ẩm thực, tức là môi trường thiên nhiên và địa lý khu vực. Khi thế giới ngày càng phẳng hơn, giao thông phát triển như huyết mạch hỗ trợ mạnh mẽ cho sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, ẩm thực như một trong những thành tố định vị văn hóa dân tộc, cũng có nhiều cơ hội phát triển và bùng nổ. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi tập trung vào văn hóa ẩm thực truyền thống của Hà Nội qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, thu nhận những tinh hoa của đất trời, khẳng định giá trị phương Đông trong giao lưu, tiếp xúc với phương Tây, trở thành những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
Tri thức dân gian trong bảo vệ tài nguyên rừng của người Dao với phát triển bền vững (Khảo sát vùng tái định cư thủy điện Tuyên Quang)
Người Dao ở Việt Nam có một kho tàng tri thức phong phú trong sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung, tài nguyên rừng nói riêng. Sống gắn bó với rừng, nương tựa vào rừng để tồn tại, rừng trở thành một yếu tố không thể thiếu trong đời sống, văn hóa của người Dao. Hệ thống các tri thức liên quan đến khai thác và bảo vệ rừng của người Dao vì thế rất phong phú và có giá trị. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ tìm hiểu cách mà người Dao thực hành tri thức cũng như sử dụng các tri thức truyền thống trong khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng để ổn định cuộc sống tại một vùng tái định cư thủy điện Tuyên Quang. Vai trò của tri thức dân gian trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững cũng là nội dung mà được trao đổi trong bài viết.
Thực trạng và phương hướng bảo tồn dân ca Mường tỉnh Hòa Bình
Ngày nay, dân ca của người Mường đã có nhiều biến đổi, có những biến đổi tích cực và có những biến đổi chưa tích cực. Việc giao thoa văn hóa nói chung và âm nhạc nói riêng với các dân tộc anh em đã bổ sung thêm cho kho tàng nghệ thuật dân gian của dân tộc Mường và dân ca Mường thêm phong phú. Mặt khác sự tiếp thu các nền văn hóa ngoại lai đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới việc bảo tồn và phát huy vốn âm nhạc cổ truyền và dân ca của người Mường ở tỉnh Hòa Bình.
Vị thế xã hội qua nghiên cứu trường hợp thày cúng người Dao Đỏ ở Tuyên Quang
Trong cộng đồng người Dao Đỏ ở Tuyên Quang, thày cúng là người hành nghề tâm linh, có vị thế quan trọng trong cộng đồng, được cộng đồng thừa nhận và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Họ trở thành một bộ phận chính yếu để cấu thành các giá trị văn hóa và góp phần sáng tạo, lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Để trở thành thày cúng có vị thế cao nhất, được cả cộng đồng kính nể và trọng vọng, người đàn ông Dao Đỏ phải trải qua quá trình khổ luyện, từ rèn luyện phẩm chất đạo đức, sức khỏe đến đọc thông viết thạo chữ Nôm Dao và thực hành thành thạo các nghi lễ theo phong tục tập quán của dân tộc.