• Văn hóa > Cổ truyền

Thịt mỡ, dưa hành...

Ẩm thực người Việt luôn coi trọng sự hài hòa, cân bằng “âm dương”. Vì vậy, việc ăn bánh chưng, giò mỡ với dưa hành làm bữa ăn đậm đà hương vị.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng truyền thống của người Khmer ở vùng Tây Nam Bộ

Theo số liệu Điều tra các dân tộc thiểu số ngày 1-4-2019, nước ta có khoảng 1.319.652 người Khmer (1), là cộng đồng dân tộc thiểu số cư trú tập trung đông nhất ở các tỉnh Tây Nam Bộ. Họ cư trú chủ yếu tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cần Thơ... Trong quá trình tồn tại và phát triển, người Khmer đã tạo dựng nên hệ giá trị văn hóa truyền thống lâu đời gắn bó mật thiết với Phật giáo Khmer Nam tông, thể hiện sự độc đáo trên nhiều lĩnh vực như: văn hóa nghệ thuật, lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo...

Nét đặc sắc trong văn hóa cư trú của các tộc người vùng núi phía Bắc

Nghiên cứu không gian văn hóa ở góc nhìn vùng địa lý gắn với bản sắc văn hóa cho thấy những nét đặc sắc, độc đáo về phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng được thể hiện trong không gian cư trú của từng tộc người. Bài viết, sử dụng các phương pháp tổng hợp tư liệu, quan sát thực địa và điều tra phỏng vấn, nhằm làm rõ hơn về giá trị của cảnh quan văn hóa vùng Việt Bắc, mô tả khái quát về văn hóa truyền thống của cư dân Bách Việt trong bối cảnh hội nhập khu vực Đông Nam Á, qua đó trao đổi một số vấn đề liên quan đến việc bảo tồn và phát huy di sản, bản sắc văn hóa tộc người và khai thác tiềm năng phát triển du lịch ở nơi đây.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng truyền thống của người M'Nông ở khu vực Tây Nguyên

Văn hóa tín ngưỡng là một yếu tố cấu thành của nền văn hóa dân tộc. Được hình thành từ rất lâu trong lịch sử, cùng với thời gian, các loại hình tín ngưỡng đã đi vào mạch sống của từng cộng đồng tộc người, góp phần làm nên sắc thái văn hóa riêng biệt ở mỗi tộc người và sự đa dạng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ đá của người Mông ở Cao nguyên đá Đồng Văn

Trong đời sống tín ngưỡng tâm linh Việt Nam, thờ đá được phổ biến như một loại hình tín ngưỡng cổ truyền, một biểu hiện rõ nét cho tâm thức vạn vật hữu linh, sùng bái các yếu tố tự nhiên. Tuy vậy, biểu hiện của tín ngưỡng này lại rất đa dạng, có khác biệt tùy theo từng tộc người và địa phương cụ thể. Trong đó, người Mông sống ở khu vực cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang cũng duy trì một phương thức thờ đá riêng, rất độc đáo.

Tết đón năm mới của các dân tộc thiểu số - yêu cầu về tôn trọng tính đa dạng tộc người

Tết đón mừng năm mới là một sinh hoạt văn hóa đặc biệt, phản ánh tính đa dạng văn hóa tộc người, thể hiện ở cả thời điểm, không gian tổ chức cũng như các nghi lễ, phong tục, tập quán, ẩm thực, trang phục... Tuy nhiên, tính đa dạng của văn hóa Tết trong xã hội đương đại có những biến đổi theo các xu hướng khác nhau, chứa đựng các yếu tố đan xen, có yếu tố mang tính bản địa, cũng có yếu tố mới du nhập mang tính quốc tế. Với vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, tính đa dạng văn hóa của các tộc người thiểu số cần được tôn trọng và cần có những chính sách phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng.

Ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Tứ Pháp đến đời sống văn hóa của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ

Tứ Pháp là tín ngưỡng độc đáo trong đời sống của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, tín ngưỡng thờ Tứ Pháp luôn trường tồn với thời gian bởi vai trò và những giá trị riêng. Dựa trên cơ sở lý thuyết chức năng và cấu trúc đời sống văn hóa, tác giả bài viết phân tích, nhìn nhận về sự ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Tứ Pháp trong truyền thống và hiện nay dựa trên sự tác động qua lại với chủ thể văn hóa, hoạt động văn hóa và sản phẩm văn hóa. Qua đó cho thấy quá trình vận động, biến đổi của tín ngưỡng này trong đời sống văn hóa của người Việt.

Về tín ngưỡng của cư dân vùng Tây Nam Bộ

Vùng đất Tây Nam Bộ hay còn gọi là đồng bằng Sông Cửu Long được kiến tạo bởi các thế hệ cộng đồng cư dân khai hoang mở cõi từ thời hoang vắng, hiểm trở, chưa có dấu chân người cách đã vài trăm năm. Các cộng đồng cư dân, do hoàn cảnh lịch sử khác nhau, đã có mặt tại vùng đất này vào những thời điểm khác nhau, chủ yếu là các tộc người Khmer, Việt, Hoa, trong đó người Việt đóng vai trò chủ thể cho sự phát triển vùng đất. Trên các không gian sinh tồn của vùng đất mới, cư dân Tây Nam Bộ đã lựa chọn, phát triển các phương thức sinh kế thích hợp, như làm nông, làm ngư, làm nghề thủ công…, như một sự thích nghi với bối cảnh môi sinh. Các giá trị văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa xã hội của cư dân Tây Nam Bộ cũng được hình thành và phát triển trên nền cảnh đó.

Luật tục trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số ở Sơn La hiện nay

Luật tục là những định chế về quá trình con người ứng xử với tự nhiên và xã hội trong từng cộng đồng người cụ thể. Nó chi phối đến mọi mặt đời sống xã hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam trong suốt quá trình phát triển. Tuy nhiên, một yêu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình phát triển của cộng đồng các DTTS, đó là làm sao vừa bảo tồn, phát huy được những giá trị tích cực, vừa khắc phục được những hạn chế của luật tục. Bài viết tập trung nghiên cứu luật tục của một số đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Sơn La, xác định những luật tục có giá trị tích cực cần tiếp tục phát huy và những luật tục có tác động tiêu cực cần khắc phục (1).

Đặc trưng tạo dáng trang phục của người Mông Đen và Mông Hoa ở Lào Cai

Trang phục là hiện vật sống động trong tổng thể nền văn hóa, nghệ thuật của cộng đồng dân tộc Mông. Trang phục của người Mông ở Lào Cai chứa đựng nhiều giá trị tạo hình độc đáo, đặc sắc nhưng chưa được nghiên cứu một cách cụ thể, đầy đủ và toàn diện. Dưới góc độ mỹ thuật học, nghiên cứu tạo dáng trang phục của người Mông ở Lào Cai vẫn là mảnh đất trống mà cho tới thời điểm hiện tại gần như chưa được khai phá. Đồng thời, một số thuộc tính mỹ thuật học, đặc trưng tạo dáng trang phục cần được nhìn nhận khách quan, bổ sung những nhận định khoa học có tính mới, góp thêm nguồn tư liệu cho nghệ thuật dân gian của đồng bào Mông.