• Văn hóa > Cổ truyền

Ông Hoàng Mười trong hệ thống truyền thuyết dân gian và tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ ở xứ Nghệ

  Từ trong môi sinh văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ, nhân vật ông Hoàng Mười được sáng tạo và định vị cơ bản trong hệ thống thần điện từ cuối TK XV. Qua truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian, có thể nhận diện các lớp văn hóa được hòa trộn xung quanh nhân vật ông hoàng từ huyền thoại đến lịch sử hóa đích thực. Trong đó, gốc tích biển là lớp văn hóa nguyên thủy, tiếp theo là lớp văn hóa thờ thủy thần, thể hiện sự ứng xử của người dân với lũ lụt ở vùng sông Lam núi Hồng. Cuối cùng là lớp văn hóa gắn với lịch sử, có thể là nhân vật Lê Khôi, một danh tướng trấn giữ xứ Nghệ ở TK XV.

Di tích núi Nưa, đền Nưa và Am Tiên (Thanh Hóa)

  Cổ Định là một ngôi làng cổ thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 20 km về phía Tây, phía Đông Nam dựa lưng vào núi Nưa hùng vĩ, với đỉnh Am Tiên ở độ cao 538m, giáp danh giữa 3 huyện Triệu Sơn, Như Thanh và Nông Cống. Cụm di tích núi Nưa, đền Nưa và Am Tiên gắn liền với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, không chỉ có ý nghĩa về lịch sử, văn hóa mà còn có giá trị lớn về phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh.

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử dinh Sơn Trung

   ​​​​​​​Dinh Sơn Trung (còn gọi là dinh Quản Cơ) tọa lạc tại xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, là nơi tưởng nhớ công lao của Quản cơ Trần Văn Thành, người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Láng Linh - Bảy Thưa, chống thực dân Pháp từ năm 1867 - 1873. Di tích này đã được Bộ VHTTDL công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia. Dinh Sơn Trung từ lâu đã đi vào tâm thức, quen thuộc với nhiều người dân An Giang, cũng như người dân Tây Nam Bộ.

Vẻ đẹp của Ninh Thái linh từ

Đền Ninh Thái (thuộc thôn Cõi, xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, Hà Nam) thường được gọi một cách dân dã là đền Lăng. Khu di tích còn có tên khác là đền Bảo Cái hoặc Ninh Thái linh từ (tên chữ là Bảo Thái). Đây là ngôi đền cổ ngàn tuổi, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử và giá trị văn hóa.

Khảo sát tập quán ăn uống của người Mường ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

     Tập quán ăn uống của người Mường trên vùng đất Bá Thước phản ánh những nét chung trong tập quán ăn uống của người Mường ở Việt Nam. Tuy nhiên, do nguồn vật chất của ẩm thực có liên quan đến điều kiện tự nhiên của mỗi vùng miền nên tập quán ăn uống của người Mường ở vùng đất Bá Thước có một số nét riêng.

Nghệ thuật trang trí trên áo long cổn trong lễ tế Nam giao của Vua triều Nguyễn

     ​​​​​​​Áo Long Cổn là tên một loại trang phục của vua triều Nguyễn. Trang phục được sử dụng trong quá trình làm lễ tế trời đất, cầu cuộc sống no đủ, mưa thuận gió hòa cho muôn dân ở đàn Nam Giao, địa phận xã Dương Xuân, phía Nam kinh thành Huế. Các hoa văn, hình tượng, màu sắc, chất liệu của trang phục được khoác lên người vua Nguyễn, đứng giữa không gian bao la của trời đất, đàn tế đã đem lại giá trị văn hóa, tinh thần, nghệ thuật vô cùng to lớn. Đó là sức mạnh uy quyền của một người đứng đầu thiên hạ, một bậc thiên tử, chí tôn. Đồng thời cũng đánh dấu giá trị thẩm mỹ của triều đại nhà Nguyễn trong tiến trình lịch sử phát triển trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam.

Sự biến đổi trang phục truyền thống của người Lô Lô Hoa ở Mèo Vạc, Hà Giang

     Đã có một số ấn phẩm về trang phục truyền thống của người Lô Lô Hoa ở nước ta, song vẫn còn ít nghiên cứu chuyên sâu về giá trị của bộ trang phục này trong bối cảnh hiện nay. Ngoài giá trị sử dụng là chủ yếu, trang phục truyền thống của người Lô Lô Hoa ở huyện Mèo Vạc rất có giá trị kinh tế, tạo ra thu nhập cho người dân khi các dịch vụ du lịch nơi đây ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, trang phục truyền thống còn giúp bảo lưu đặc điểm xã hội tộc người Lô Lô ở thời kỳ mà phụ nữ trong mỗi gia đình phải tự túc các đồ mặc, đắp cho các thành viên, bằng cách sử dụng các công cụ thủ công để làm ra sản phẩm. Hơn nữa, bộ trang phục này cũng đã, đang góp phần duy trì không ít đặc điểm văn hóa, bản sắc tộc người Lô Lô ở nước ta nói chung, nhóm Lô Lô Hoa ở huyện Mèo Vạc nói riêng.

Tri thức bản địa liên quan đến nước của người Mường ở Hòa Bình

     Tri thức bản địa về nước của người Mường ở Hòa Bình được bộc lộ tản mạn trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội. Các chương trình phát triển nông thôn, chương trình hỗ trợ phát triển của các tổ chức quốc tế đã từng có giai đoạn không coi trọng kinh nghiệm và hiểu biết truyền thống của cộng đồng sở tại. Để có thể tồn tại được tới ngày nay, các tri thức bản địa về nước của người Mường đã được cộng đồng nỗ lực gìn giữ dưới nền tảng của niềm tin và tín ngưỡng bản địa. Chỉ có một nền văn hóa đủ sâu sắc và mạnh mẽ mới có thể giữ được những tri thức này tồn tại qua những thăng trầm như vậy.

Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào

     Trong thời gian qua, UBND tỉnh Tuyên Quang và các cấp quản lý di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào đã có những cố gắng nhất định trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích này, tuy nhiên kết quả bước đầu thu được trong những năm qua chưa thật sự tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của di tích tầm cỡ quốc gia đặc biệt. Những khó khăn dẫn đến hạn chế trong công tác quản lý di tích thời gian qua bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan cần phải có những phân tích, nhận định trên cơ sở nghiên cứu cụ thể một cách khách quan thực trạng công tác quản lý tại di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào sẽ là cơ sở quan trọng để định hướng giải pháp tăng cường công tác quản lý tại di tích này trong thời gian tới.

Quản lý lễ hội tại các di tích thờ Dương Tự Minh ở Thái Nguyên

     ​​​​​​​Dương Tự Minh, thủ lĩnh phủ Phú Lương, là một nhân vật thời Lý, có đóng góp lớn trong việc duy trì, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững an ninh và chủ quyền biên giới quốc gia. Di tích lịch sử thờ ông ở Thái Nguyên có số lượng lớn, phong phú về loại hình, phân bố đều tại các địa bàn trong tỉnh, trong đó các di tích nghệ thuật gắn với tôn giáo chiếm số lượng lớn. Ngày nay, nhiều di tích thờ Dương Tự Minh còn duy trì lễ hội truyền thống, chủ yếu diễn ra vào mùa xuân, là thời gian nông nhàn, có điều kiện để giao lưu văn hóa…

Vai trò của chủ thể trong bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của người Dao đỏ ở Khu tái định cư

     ​​​​​​​Người Dao đỏ ở khu tái định cư là cộng đồng có nhiều giá trị văn hóa đặc trưng riêng của dân tộc. Cùng với sự hòa nhập cuộc sống với môi trường mới, nhiều giá trị văn hóa đã bị mai một và biến đổi. Để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của người Dao, cần quan tâm đến vai trò của chủ thể, trong đó có những người hành nghề tâm linh. Nhu cầu thực tiễn cho thấy, cần nhìn nhận và phát huy tốt vai trò của chủ thể đối với sự phát triển của người Dao đỏ ở Khu tái định cư xã Hoàng Khai, Yên Sơn, Tuyên Quang (khu tái định cư) nói riêng và các khu tái định cư nói chung.

Tương đồng và khác biệt trong văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An

     Ở miền Tây Nghệ An có 5 tộc người thiểu số gồm: Thái, Thổ, Khơ mú, Mông và Ơ đu. Mỗi tộc người đều có những nét văn hóa đặc sắc, tạo nên một vùng văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc. Nói đến văn hóa vật chất, người ta thường nhắc tới: ăn, ở, mặc. Bên cạnh đó cũng đề cập tới: đồ gia dụng, nhạc cụ, kiến trúc dân gian, công cụ sản xuất, phương tiện vận chuyển và đi lại… Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi chỉ đề cập đến sự tương đồng và khác biệt giữa các tộc người qua khía cạnh: ăn, ở và mặc.