• Văn hóa > Cổ truyền

Lược sử nón lá

Hằng trăm năm qua, nón lá không chỉ là vật vô tri để che mưa che nắng mà còn sống động trong thơ ca, truyện kể. Nhưng có lẽ, còn ít người chú ý đến những chiếc nón lá của quê hương Bình Định, đây mới là chiếc nón được ghi khá nhiều trong sử sách, là thứ nón duy nhất của cả nước mà mỗi khi cứ đến lệ xuân, được chọn mua để nộp cho triều đình từ gần 200 năm trước. Đến đầu TK XX, nón lá Bình Định còn xuất khẩu cả ra nước ngoài.

Những giá trị văn hóa độc đáo của người Mạ ở Lâm Đồng

Theo thống kê, hiện nay Lâm Đồng có 47 dân tộc từ các vùng, miền trong cả nước. Trong đó, 3 dân tộc thiểu số (DTTS) bản địa có nguồn gốc lâu đời và có số người đông nhất là Cơ ho, Mạ và Chu ru (chiếm 19% dân số toàn tỉnh). Về dân số, người Mạ (còn gọi Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung, Mạ Ngăn…) đứng thứ 2 sau tộc người Cơ ho, song về phong tục, tập quán và những giá trị văn hóa hiện còn lưu giữ thì văn hóa người Mạ lại rất phong phú và đa dạng…

Tết Ga Tho Tho của người Hà Nhì đen ở Bát Xát, Lào Cai

So với mọi năm, mùa đông năm nay đến sớm và lạnh hơn hẳn, đối với vùng cao, cái rét cắt da cắt thịt còn rõ rệt hơn nhiều. Trên con đường ngoằn ngoèo phủ dày sương dẫn đến địa bàn sinh sống của người Hà Nhì đen tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là những cây đào già nhiều lộc, chỉ trực chờ có ánh nắng mặt trời để bung nở khoe sắc. Một năm, người Hà Nhì có nhiều cái Tết, nhưng Tết Ga Tho Tho là cái Tết có ý nghĩa tâm linh quan trọng nhất. Đây cũng là Tết tổng kết một năm, khi mùa màng đã thu hoạch xong, chuẩn bị Tết Nguyên đán, bước vào năm mới.

Bao giờ cây lúa còn bông...

Năm 2021 theo lịch can chi là năm Tân Sửu, còn gọi là năm con trâu. Trâu là một con vật vô cùng thân thuộc trong đời sống của người nông dân Việt Nam. Nhân dịp năm Sửu, chúng ta cùng dừng lại suy ngẫm đôi điều về một con vật, một người bạn, đã gắn bó với đời sống vật chất và tinh thần ngàn đời của người dân Việt Nam.

Một số phong tục trong hương ước cải lương ở Lâm Thao (Phú Thọ) trước năm 1945

Việc hôn nhân và tang ma là những mốc quan trọng trong chu kỳ đời người. Phong tục hôn nhân, tang ma ở huyện Lâm Thao được ghi chép trong hương ước cải lương thời kỳ Pháp thuộc. Bài viết này trình bày một số nét về phong tục hôn nhân, tang ma ở huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ trước năm 1945, qua đó góp phần tìm hiểu văn hóa truyền thống của địa phương cũng như văn hóa dân tộc.

Tìm hiểu tập quán lựa chọn nơi sinh sống của người Thái ở Nghệ An

Là cư dân nông nghiệp, người Thái nói chung và người Thái ở Nghệ An nói riêng đặc biệt chú trọng nơi sinh sống và canh tác. Trong tâm thức của đồng bào, yếu tố tiên quyết trong việc lựa chọn nơi sinh sống là gần nguồn nước và rừng núi, còn các yếu tố khác thường chỉ mang tính hỗ trợ. Theo họ, nước là yếu tố mang lại sự thuận tiện cho sinh hoạt, là nguồn sống quan trọng. Rừng gắn với tập quán sản xuất nương rẫy, nơi cung cấp một phần nguồn sống, nơi trú ẩn trong thời chiến loạn. Với người Thái, chợ là nơi thị phi, phức tạp, có thể gây mất đoàn kết cộng đồng, nên họ thường ở xa quốc lộ và các nơi buôn bán sầm uất. Đây là những tâm lý tộc người đặc trưng trong việc lựa chọn địa bàn sinh sống của tộc người Thái.

Tín ngưỡng thờ cúng Tư mã Hai Đào ở miền núi Thanh Hóa qua di tích đền thờ và lễ hội

Từ bao đời nay, hình ảnh vị tướng quân Tư mã Hai Đào đã in đậm trong tâm thức đồng bào các dân tộc miền núi xứ Thanh. Ông được nhà vua phong là Phò mã, Tư mã, Tư lệnh biên phòng, cầm quân đánh đuổi giặc xâm chiếm vùng biên giới Việt - Lào, mang lại cuộc sống ấm no, thanh bình cho bản làng. Những câu chuyện dân gian, di tích, di vật, lễ hội... về ông hiện còn lưu giữ ở các huyện Bá Thước, Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát... Tư liệu còn lại về ông không nhiều, nhưng những chứng tích, ghi chép ít ỏi ấy sẽ mãi là “nguồn sống” quý giá đối với người Thái nói riêng và các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung.

Những biến điệu trong hình lân trên nắp đỉnh đồng của một số bộ đồ thờ vùng Bắc Bộ từ thế kỷ XIX đến nay

Tượng lân trên các đỉnh trầm là con vật trang trí, đồng thời là núm cầm dùng để mở các nắp đỉnh khi muốn đưa trầm vào đốt, tạo mùi thơm thiêng, sạch và cao quý cho các ban thờ. Lân nằm trong bộ tứ linh đã đi vào nghệ thuật trang trí của người Việt cùng với rồng, phượng và rùa. Lân là một trong số các con vật huyền thoại, tượng lân trên nắp đỉnh trầm có khá nhiều biến điệu trong tạo dáng và trang trí. Trong bài viết này, chúng tôi muốn thông qua việc phân tích đặc điểm tạo hình tượng lân trên nắp một số đỉnh trầm để lý giải về hình thái, đặc điểm biểu đạt của một số bộ đồ thờ qua ba giai đoạn lịch sử một cách rõ nét nhất.

Khau cút - biểu tượng văn hóa độc đáo của dân tộc Thái

Sinh sống trên địa bàn Tây Bắc, có rất nhiều cộng đồng dân tộc anh em như: Tày, Lào, Khơ-mú, Xinh Mun, Cống, Thái..., có tập quán ở nhà sàn. Tuy nhiên, chỉ người Thái mới sử dụng hình ảnh khau cút để trang trí trên mái nhà. Hai đặc điểm để nhận diện, phân biệt nhà sàn người Thái với nhà sàn của cộng đồng dân tộc khác là ở bộ phận cầu thang và khau cút. Riêng khau cút, biểu tượng được đặt ở hai chỏm đầu đốc nhà sàn chứa đựng những nét đẹp, ý nghĩa văn hóa trong đời sống cộng đồng dân tộc Thái.

Công tác quản lý di tích quốc gia chùa Thanh Mai (Hải Dương)

Di tích quốc gia chùa Thanh Mai thuộc địa phận xã Hoàng Hoa Thám, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương, là chốn tổ, đại danh lam cổ tự của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, gắn với hành trạng của Đệ nhị tổ Phật giáo Trúc Lâm, Pháp Loa tôn giả. Chùa được xây dựng vào thời Trần. Trải qua các triều đại lịch sử, Tùng lâm chốn tổ Thanh Mai nhiều lần được trùng tu, tôn tạo, mở mang cảnh sắc thiền tự, dựng tháp, lập bia. Với giá trị tâm linh, thắng cảnh tự nhiên, trong những năm gần đây, di tích chùa Thanh Mai đã, đang thu hút ngày càng đông tín đồ phật tử, khách du lịch về chiêm bái, vãn cảnh, khám phá, trải nghiệm, thực hiện nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh. Hiện nay, vùng văn hóa Phật giáo Trúc Lâm thời Trần, gồm chùa Thanh Mai, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Yên Tử, Quỳnh Lâm, Vĩnh Nghiêm đang được hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.