• Văn hóa > Cổ truyền

Vai trò của chủ thể trong bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của người Dao đỏ ở Khu tái định cư

     ​​​​​​​Người Dao đỏ ở khu tái định cư là cộng đồng có nhiều giá trị văn hóa đặc trưng riêng của dân tộc. Cùng với sự hòa nhập cuộc sống với môi trường mới, nhiều giá trị văn hóa đã bị mai một và biến đổi. Để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của người Dao, cần quan tâm đến vai trò của chủ thể, trong đó có những người hành nghề tâm linh. Nhu cầu thực tiễn cho thấy, cần nhìn nhận và phát huy tốt vai trò của chủ thể đối với sự phát triển của người Dao đỏ ở Khu tái định cư xã Hoàng Khai, Yên Sơn, Tuyên Quang (khu tái định cư) nói riêng và các khu tái định cư nói chung.

Tương đồng và khác biệt trong văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An

     Ở miền Tây Nghệ An có 5 tộc người thiểu số gồm: Thái, Thổ, Khơ mú, Mông và Ơ đu. Mỗi tộc người đều có những nét văn hóa đặc sắc, tạo nên một vùng văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc. Nói đến văn hóa vật chất, người ta thường nhắc tới: ăn, ở, mặc. Bên cạnh đó cũng đề cập tới: đồ gia dụng, nhạc cụ, kiến trúc dân gian, công cụ sản xuất, phương tiện vận chuyển và đi lại… Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi chỉ đề cập đến sự tương đồng và khác biệt giữa các tộc người qua khía cạnh: ăn, ở và mặc.

Giá trị di sản văn hóa Óc Eo trong đời sống cộng đồng

     Hiện nay, công tác quản lý, bảo tồn di sản ở nhiều nước trên thế giới đã có bước phát triển vượt bậc. Di sản văn hóa không còn là những hiện vật vô tri nằm yên trong các bảo tàng mà được hồi sinh để bước vào cuộc sống. Ở nước ta, sau nhiều thập kỷ khai quật, di tích văn hóa Óc Eo, từng là trung tâm văn minh hùng mạnh của vùng Đông Nam Á, dần hiện lên rõ nét. Hàng loạt giá trị độc đáo của văn hóa Óc Eo, đến nay, đã được cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế đánh giá một cách nghiêm túc.

Góp thêm nghiên cứu về phương thuật trong văn hóa dân gian

     Phương thuật là một dạng tri thức bản địa xuất phát từ đời sống tín ngưỡng của con người, được ghi nhận ở nhiều nền văn hóa trên thế giới. Theo đó, người ta có thể dùng các động tác, ngôn ngữ, đồ vật được cho là linh thiêng để tác động đến cuộc sống, điều chỉnh nó theo mong muốn của bản thân. Ở Việt Nam, đặc biệt trong cộng đồng dân tộc thiểu số, việc sử dụng phương thuật còn rất phổ biến, không chỉ bởi đội ngũ “pháp sư” mà do chính người dân tự bảo lưu, thi hành và nhân rộng.

Những giá trị tiêu biểu của lễ hội Yên Thế

     ​​​​​​​Lễ hội Yên Thế vốn là một lễ hội dân gian (lễ hội cầu mùa) đã được bổ sung những giá trị văn hóa, lịch sử tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Yên Thế để trở thành lễ hội văn hóa, lịch sử. Điểm đặc sắc khi đề cập đến lễ hội Yên Thế là một lễ hội truyền thống nhưng lại được tổ chức vào thời gian dương lịch (ngày 16 - 3 hằng năm). Một nét độc đáo, nổi tiếng nữa trong lễ hội Yên Thế đó là biểu diễn võ sáo, hay còn gọi là thiết địch (sáo sắt); đây vừa là nhạc cụ mang âm hưởng du dương, trầm bổng lôi cuốn lòng người, vừa là vũ khí để chiến đấu của nghĩa quân Yên Thế năm xưa. Lễ hội Yên Thế là một bảo tàng sống động để mỗi người trở về với bản chất và truyền thống dân tộc.

Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng ATK Tân Trào, Định Hóa, Chợ Đồn nhìn từ cộng đồng

     ​​​​​​​Các di tích lịch sử cách mạng là tài sản quý giá của di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, có vai trò lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân. Để các di tích lịch sử cách mạng được bảo tồn và phát huy, cộng đồng cần làm tốt vai trò to lớn của mình. Các di tích lịch sử cách mạng chỉ phát huy hết giá trị khi nó được cộng đồng chăm lo, gìn giữ, vì di sản văn hóa xuất phát từ cộng đồng và trở lại phục vụ cộng đồng. Chỉ có dựa vào sức mạnh của cộng đồng trên cơ sở: tự nguyện, đồng thuận, bình đẳng, cùng có lợi, thì công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng mới có thể đạt được hiệu quả cao, nhất là trong điều kiện hiện nay, nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và sinh hoạt văn hóa của người Sán Dìu vùng gò đồi Thái Nguyên

Các nhà nghiên cứu dân tộc học đã khái quát đặc trưng cư trú của các tộc người miền núi phía Bắc: “Thái ăn theo nước, Xá ăn theo lửa, Mông ăn theo sương mù”. Tính chất cư trú cũng phản ánh rõ nét đặc trưng văn hóa tộc người. Nếu như cư dân vùng thấp hình thành một dạng thức “văn hóa bản mường” (văn hóa thung lũng) (1) hay văn hóa rẻo cao của người Mông, Dao... thì người Sán Dìu cư trú ở rẻo giữa đã sáng tạo những giá trị văn hóa mang đậm dấu ấn vùng trung du, tạo nên sự khu biệt của một cộng đồng cư trú ở vùng sinh thái, văn hóa gò đồi điển hình, được biểu hiện trên nhiều góc độ khác nhau. Ở đây, chúng tôi lựa chọn yếu tố tín ngưỡng và lễ hội để phân tích và làm sáng rõ dấu ấn vùng cư trú của tộc người Sán Dìu trên vùng gò đồi tỉnh Thái Nguyên qua nghiên cứu huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Bình.

An ninh môi trường vùng dân tộc thiểu số Tây Bắc hiện nay

Theo nghĩa chung nhất, an ninh môi trường là trạng thái hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để đảm bảo điều kiện sống và phát triển của con người cũng như các loài sinh vật trong hệ thống đó. Mất an ninh môi trường có thể làm suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng bất ổn chính trị, thậm chí trở thành ngòi nổ cho các cuộc xung đột và chiến tranh. Giữ vững ninh môi trường là một thành tố quan trọng của an ninh quốc gia, một phạm trù thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống. “Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp” (1). Vì vậy, việc “bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mọi công dân” (2).

Tính chất biển trong tập quán ăn uống của người Việt vùng duyên hải Trung Bộ

Văn hóa được hình thành và phát triển từ nhiều phương diện khác nhau, trong đó, tập quán ăn uống được xem là một phần quan trọng khẳng định bản sắc của từng cộng đồng, dân tộc. Những thói quen hình thành trong ăn uống dựa trên những điều kiện tự nhiên và xã hội luôn là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa. Bài viết tập trung làm rõ một đặc trưng quan trọng trong tập quán ăn uống của người Việt vùng duyên hải Trung Bộ, vùng văn hóa mang nhiều nét đặc thù ở nước ta: sự gắn bó chặt chẽ với biển.

Vai trò quản lý của cộng đồng với lễ hội truyền thống

Quản lý và tổ chức tốt lễ hội truyền thống là việc tăng cường tính tự quản của cộng đồng trước, trong và sau khi diễn ra lễ hội. Bài viết đề cập đến vai trò của lễ hội truyền thống trong xã hội đương đại, vai trò quản lý của cộng đồng và yếu tố tự quản của người tham gia hành lễ, từ đó đề xuất biện pháp dung hòa lợi ích giữa các bên liên quan trong việc quản lý lễ hội truyền thống.