• Xây dựng đời sống văn hóa > Vấn đề - Sự kiện

Đạo lý, thành kính, tri ân và trách nhiệm

“Nơi các anh ngã xuống/Máu đã thắm san hô/Anh linh hòa sóng biếc/Cứ tỏa hương từng giờ” (thơ Trần Mai Hường). Để có được một đất nước Việt Nam tươi đẹp, hòa bình, ổn định và phát triển về mọi mặt như hôm nay, nhân dân ta đời đời nhớ ơn các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh đã cống hiến máu xương hoặc một phần cơ thể của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thoát khỏi ách ngoại xâm, giành và giữ vững độc lập, tự do cho Tổ quốc, đưa cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của độc lập, thống nhất, cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Hà Giang phát huy truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng môi trường văn hóa

Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới cực Bắc của Tổ quốc, có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 90% với 19 dân tộc, trong đó dân tộc Mông, Tày, Dao... chiếm tỷ lệ từ 14 - 34%. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán rất riêng, tạo nên bản sắc vùng miền độc đáo. Vì vậy, việc phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng môi trường văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa cộng đồng và hướng tới mục tiêu xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, vừa truyền thống vừa phù hợp với nếp sống văn minh.

Gia đình bình an là cội nguồn của hạnh phúc

Xây dựng gia đình bình an, hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta. Với ý nghĩa đó, khi tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, Đảng ta chủ trương giải phóng gia đình trong giải phóng dân tộc. Sau khi giành được chính quyền, cũng như trong quá trình đổi mới, với vai trò là Đảng cầm quyền, Đảng ta luôn coi công tác gia đình là một trong những động lực để xây dựng một xã hội lành mạnh, văn minh và phát triển bền vững.

Chức năng cao quý của báo chí và người làm báo cách mạng

Gần 1 thế kỷ qua, báo chí cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện, đã đồng hành, gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; đã có những đóng góp to lớn trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng phát triển và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Dấu ấn Festival Huế 2022

Suốt Tuần lễ Festival (25/6-30/6), Huế náo nức trong bầu không khí lễ hội với nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc, ấn tượng, tạo nên diện mạo, sức sống mới cho vùng đất Cố đô. Tối ngày 30/6, đêm Gala âm nhạc và nghệ thuật Chào Huế đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem, chính thức khép lại Tuần lễ Festival Huế.

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản Ca Huế

Năm 2015, Ca Huế đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL của Bộ VHTTDL. Hiện nay, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế đang triển khai nhiều hoạt động phục vụ việc xây dựng hồ sơ "Nghệ thuật Ca Huế" trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.