• Xây dựng đời sống văn hóa > Vấn đề - Sự kiện

Khởi nghĩa Nam Kỳ - Mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam

80 năm đã trôi qua, nhưng hào khí cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23/11/1940 là một sự kiện lịch sử chói lọi, bùng lên ngay khi phong trào cách mạng nước ta bước vào thời kỳ mới; là bản hùng ca bi tráng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Nam Kỳ (cùng với khởi nghĩa Bắc Sơn). Nhân dân toàn xứ Nam Kỳ đã đồng loạt thực hiện cuộc nổi dậy đánh vào hệ thống cai trị của thực dân Pháp và bọn tay sai, làm tan rã bộ máy cai trị của chúng ở một số vùng nông thôn, thị trấn.

Ấn tượng tinh thần xung kích của những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa

Hội thi Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 80 năm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa, chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XIII do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) phối hợp với 13 tỉnh, thành khu vực Nam Bộ tổ chức quy tụ trên 600 diễn viên, tuyên truyền viên của 24 tỉnh, thành trong cả nước.

Hình tượng Đảng quang vinh trong thơ Tố Hữu

Tố Hữu là nhà thơ trữ tình - chính trị, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Con đường cách mạng và con đường thơ - với Tố Hữu - là không thể tách rời. Bên cạnh những dòng thơ dành cho nhân dân, cho Tổ quốc, cho lãnh tụ, nhà thơ lớn của dân tộc đã dành những câu thơ thắm đượm ân tình viết về Đảng quang vinh. Đảng là đề tài luôn đem lại nguồn cảm hứng dạt dào cho hồn thơ Tố Hữu.

Dân vận là vì dân trong giai đoạn hiện nay

Tư tưởng, đạo đức, phong cách dân vận Hồ Chí Minh mãi mãi soi sáng, dẫn đường cho toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp cách mạng, đổi mới, hội nhập và phát triển vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Chương trình 2645/CTr-BVHTTDL-BCA: Thúc đẩy ý thức quyết tâm cải tạo tiến bộ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục cải tạo

Sau 5 năm thực hiện, Chương trình số 2645/CTr-BVHTTDL-BCA ngày 08/8/2014 của Bộ VHTTDL và Bộ Công an về phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong các trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng giai đoạn 2014-2018, Chương trình 2645 đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục cải tạo phạm nhân, trại viên, học sinh, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.

Xây dựng gia đình văn hóa với phòng ngừa tội phạm

Tội phạm là hiện tượng tiêu cực trong xã hội, giải quyết vấn đề về tội phạm đang là những thách thức không chỉ với mỗi quốc gia, dân tộc mà là vấn đề của toàn cầu. Đối với nước ta, việc phòng ngừa tội phạm luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chức năng, nhiệm vụ được phân công đã tổ chức các hoạt động nhằm triển khai công tác phòng ngừa tội phạm.

Thêm vững tin vai trò của phụ nữ Việt Nam

Từ xa xưa trong lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ bản lĩnh phi thường, ý chí kiên cường, bất khuất, sẵn sàng cùng nam giới đứng lên giành quyền sống cho mình và giành độc lập cho giang sơn Tổ quốc. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống quân xâm lược nhà Hán (năm 40-43) đã viết lên trang sử vàng chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Mọi người như còn nghe vang vọng câu nói đầy hào khí của Bà Triệu - nữ anh hùng dân tộc khác đã cùng anh là Triệu Quốc Đạt phất cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Ngô (năm 248): “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”.

Cách mạng Tháng Tám - Sức mạnh từ thế nước và lòng dân

Cách đây 75 năm, dân tộc Việt Nam bắt đầu bước vào kỷ nguyên tự do, độc lập. Chính quyền non trẻ và nền độc lập của dân tộc Việt Nam được xác lập bởi sức mạnh vô song của lòng dân muôn người như một. “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết hợp thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”(1).

Tiếp tục bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có giá trị rất to lớn đối với cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, trước sự phát triển của internet, các mạng xã hội; sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và những vấn đề nảy sinh từ mặt trái của kinh tế thị trường đã tạo cơ hội cho các thế lực thù địch, phản động chống phá Đảng, Nhà nước. Vì vậy, trách nhiệm của chúng ta là tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Tự do trong thảo luận và phê bình tại Đại hội Đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, là khối liên minh tự nguyện của những người cộng sản có cùng mục đích và lý tưởng. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng mãi mãi là một Đảng đạo đức, văn minh. Trong đó, Người đặc biệt coi trọng vấn đề tự do trong thảo luận và tự do phê bình trong sinh hoạt Đảng và Đại hội Đảng.