• Xây dựng đời sống văn hóa > Vấn đề - Sự kiện

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ tất yếu, cần thực hiện thường xuyên và lâu dài

Nền tảng tư tưởng của Đảng là hệ thống lý luận, cơ sở khoa học và thực tiễn về xây dựng Đảng, về nguyên tắc hoạt động của Đảng, về định hướng phát triển của Đảng, về mục tiêu đấu tranh cách mạng của Đảng... Một đảng chính trị luôn có một nền tảng tư tưởng riêng và không được tách rời nền tảng tư tưởng đó. Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn đất nước đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.

Hào khí Ngày Quốc khánh 2/9

Ngày 2/9 của 77 năm về trước, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Cách mạng lâm thời đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Đạo lý, thành kính, tri ân và trách nhiệm

“Nơi các anh ngã xuống/Máu đã thắm san hô/Anh linh hòa sóng biếc/Cứ tỏa hương từng giờ” (thơ Trần Mai Hường). Để có được một đất nước Việt Nam tươi đẹp, hòa bình, ổn định và phát triển về mọi mặt như hôm nay, nhân dân ta đời đời nhớ ơn các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh đã cống hiến máu xương hoặc một phần cơ thể của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thoát khỏi ách ngoại xâm, giành và giữ vững độc lập, tự do cho Tổ quốc, đưa cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của độc lập, thống nhất, cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Hà Giang phát huy truyền thống văn hóa dân tộc trong xây dựng môi trường văn hóa

Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới cực Bắc của Tổ quốc, có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 90% với 19 dân tộc, trong đó dân tộc Mông, Tày, Dao... chiếm tỷ lệ từ 14 - 34%. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán rất riêng, tạo nên bản sắc vùng miền độc đáo. Vì vậy, việc phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng môi trường văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa cộng đồng và hướng tới mục tiêu xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, vừa truyền thống vừa phù hợp với nếp sống văn minh.

Gia đình bình an là cội nguồn của hạnh phúc

Xây dựng gia đình bình an, hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta. Với ý nghĩa đó, khi tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, Đảng ta chủ trương giải phóng gia đình trong giải phóng dân tộc. Sau khi giành được chính quyền, cũng như trong quá trình đổi mới, với vai trò là Đảng cầm quyền, Đảng ta luôn coi công tác gia đình là một trong những động lực để xây dựng một xã hội lành mạnh, văn minh và phát triển bền vững.